Từ hồi tìm trường tiểu học cho con, qua trò chuyện, mình thấy một số bố mẹ có chia sẻ rằng: “Cấp 1 thì cần phải chọn cô giáo tốt, nhờ vả cô để chăm sóc con.” Quả thật, giáo viên là người làm việc trẻ trong thời gian dài nên sẽ có ảnh hưởng lớn tới con. Chắc hẳn, mỗi ba mẹ định nghĩa về “giáo viên tốt” khác nhau. Vì thế hôm nay mình chia sẻ quan điểm một về một “thầy cô giáo tốt” của mình và xin được lắng nghe ý kiến của ba mẹ.
Một là, thầy cô phải có bằng cấp phù hợp, nếu có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm chuyên môn càng tốt. Nếu tính về kinh nghiệm thì trường công có rất nhiều thầy cô dạn giày kinh nghiệm. Nhưng có những người còn tốt hơn nữa, những thầy cô này mỗi ngày đều tự đọc sách tìm hiểu về bất cứ trào lưu tâm lý giáo dục nào. Họ hiểu biết về các giai đoạn phát triển của trẻ. Điều này rất quan trọng, bố mẹ thấy các cô hiểu về tâm lý trẻ em và nuôi con sẽ giao tiếp và làm việc với trẻ tốt hơn phải không ?
Hai là, các kỹ năng khác bổ trợ cho công việc như các kỹ năng nền tảng nền tảng công nghệ, hay kỹ năng liên quan đến ngoại ngữ. Các kỹ năng này thường thì này các trường tư, các trường quốc tế lại mạnh hơn nhiều so với trường công.
Ba là, khả năng học hỏi hay gọi là sẵn sàng được đào tạo. Trong thế giới biến động ngày ngay, việc sẵn sàng để thích nghi rất quan trọng phải không bố mẹ ? Không nói đâu xa, trải qua hai năm đại dịch, các thầy cô bắt buộc phải thích nghi. Nếu các cô thích nghi tốt như làm chủ được công nghệ, cải tiến bài giảng thì các con chính là người hưởng lợi trực tiếp.
Ở khía cạnh khác, một số trường theo phương pháp Monstessori, Steiner đòi hỏi các giáo viên cần được đào tạo thêm về triết lý của mà trường theo đuổi. Ví dụ như Montessori nó có tinh thần chung, các cô giáo khi làm Mons phải từ bỏ phần nhiều kinh nghiệm chuyên môn của mình trong quá khứ, các thầy cô phải dạy với một cách khác với tinh thần khác: trước kia dạy chương trình chung cho cả lớp, giờ cá nhân hóa chương trình cho từng bạn bằng cáhc quan sát và hỗ trợ học sinh. tTrước kia dạy theo SGK, giờ dạy bằng giáo cụ trực quan.
Yếu tố thứ ba này cũng liên quan đến điều kiện cá nhân của thầy cô như: thời gian cá nhân của các cô. Ví dụ như các cô có con nhỏ thì ít thời gian hơn không có con nhỏ, nếu nhà cô có giúp việc thì cô có thời gian học các kỹ năng mới hơn là không.
Các chi tiết khác thể hiện khả năng sẵn sàng học hỏi của thầy cô như cô ấy có thích đọc sách hay ko ? đã từng tham gia khóa học nào bên ngoài chuyên môn hay chưa ? đó là các yêu tố quan trọng để đánh giá có sẵn sàng đào tạo hay không ?
Bốn là, tinh thần của thầy cô. Nói nôm na là bố mẹ mong muốn con trở thành người như thế nào thì tìm thầy cô như thế ấy. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ những hình mẫu mà con được chứng kiến.
Để ví dụ về việc lựa chọn tinh thần này thì thầy Trần Việt Quân luôn khuyến khích chọn sách danh nhân cho các con đọc, để con có thể học tập những tấm gương danh nhân ấy. Hay trường Maya có hệ thống chương trình thực hành, những người thầy trong chương trình đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế & vẫn đang làm để các bạn học sinh cảm nhận được tinh thần yêu nghề và từng nét đẹp riêng của mỗi nghề nghiệp.
Hiện nay, mình nghĩ điều mà xã hội mong muốn tìm kiếm ở giáo viên nhiều nhất là tinh thần muốn thay đổi. Giáo dục là một công việc nhân văn, có ý nghĩa, công việc mà thầy cô đang thực sự góp phần rất quan trọng giúp hình thành lên nhân cách cuộc đời của những em bé. “Giáo dục có thể thay đổi thế giới”.
Trên là quan điểm của mình, rất mong được lắng nghe ý kiến và chia sẻ của bố mẹ ạ.