Ảnh Hoan
Việt Nam
Điện thoại: +84 ( 0) 902 237 889
Email: hoandesign01vn@gmail.com
Dạy trẻ qua dự án
Vun trồng ước mơ [Làm máy bay]
Ngày đăng: 18/08/2021 - 512 lượt xem

Phần 1: Truyện Anh em nhà Wright.

Sau những lần được đi chơi xa bằng máy bay về, bé nhà mê tít. Và chắc hẳn bé nào đi máy bay rồi cũng thường khoe với mọi người xung quang phải không? Bên cạnh đó, bé cũng thường hỏi là vì sao máy bay lại bay được ? Từ đó dẫn đến hàng loạt câu hỏi đằng sau... như máy bay thì có thể ra ngoài vũ trụ được không ? Tại sao máy bay không bay được mà tên lửa lại bay được ? Tại sao tên lửa lại mạnh hơn trái đất (nói về lực hút)?
Do mình không đủ trình độ để giải thích nên mình đi tìm một số cuốn sách chế tạo máy bay cho bé đọc. Khi đó, mình tìm được 2 cuốn: Chế tạo máy bay của chuột Típ và Anh em nhà Wright. Hai cuốn này thì chỉ cần nhìn đã thấy khó với của bé rồi! Cuốn chế tạo máy bay của chuột Típ thì viết khó đọc so với tuổi của bé. Còn cuốn anh em nhà Wright thì dễ hơn nhưng lại rất dài.
Do vậy, dù mua sách truyện từ mối quan tâm của bé nhưng cũng rất khó để bé có thể ngồi nghe hết câu chuyện. Hai bố con đọc cuốn "Anh em nhà Wright" hết 3 ngày, mỗi tối khoảng nửa tiếng - một tiếng. Để hoàn thành được cuốn sách mình có thực hiện một số mẹo nhỏ như sau:
  • Trước hết là bố mẹ, phải thích đọc sách. Từ đó mới lan tỏa được sự hào hứng sang con.
  • Khi đọc, bố mẹ nhấn nhá từng câu chữ sao cho cuốn hút được bé. Cách đọc cũng giống đọc diễn cảm ấy. Đây cũng là điểm đặc biệt mà bố mẹ vượt trội hơn những ứng dụng đọc sách. Và đặc biệt là ko lần đọc nào giống lần đọc nào :))
  • Khi đọc mình thường cắt bớt những đoạn rườm rà, khó hiểu với bé (trong sách có một số đoạn thừa thãi như pha trò - phù hợp vơi các trẻ lớn hơn). Bên cạnh đó, mình nhấn mạnh và những thứ trẻ thích và thêm vào những tình tiết có thể liên hệ với cuộc sống xung quang trẻ.
  • Sau khi đọc, mình thường hỏi bé những gì bé nhớ, tất nhiên ở độ tuổi này bé không nhớ được nhiều. Với lại quan niệm của mình là cứ đọc để quên đi những gì quan trọng sẽ đọng lại.
  • Bởi vì cuốn sách này vượt hơn khả năng của bé 5 tuổi nên mình cũng đề nghị sẽ tặng bé 1 đồ chơi (nhỏ) theo ý thích với điều kiện hoàn thành cuốn truyện. Thông thường bé sẽ đọc những quyển vừa tầm mình sẽ không tặng.
Kết quả là, sau nhiều lần đọc ngắt quãng, cháu mới đọc hết cuốn sách. Nhưng bù lại sau khi đọc xong, bé khá nhớ cuốn sách với các chi tiết như thiết kế ván trượt tuyết, nhắc đến máy bay là bé nhớ anh em nhà Wright là 2 người chế tạo ra máy bay ;))

Đặc biệt, trong truyện có đoạn anh em nhà Wright được mẹ hướng dẫn thiết kế ván trượt tuyết, bé rất nhớ các công đoạn này vì bố cháu cũng làm thiết kế nên cũng thường xuyên hướng dẫn cháu.

Phần 2: Chế tạo xe trượt tuyết


Ngoài đường em là thiết kế - Về nhà em là thợ thi công...

Chỉ vì một câu nói "Bao giờ có tuyết ở Lăng Bác thì ông cho con đi trượt tuyết nhé!" (thực tế câu nói của ông ngoại: Bao giờ Sapa có tuyết thì ông cho con đi chơi!) mà con em rủ em làm xe trượt tuyết.

Từ khi đọc cuốn truyện tranh về anh em nhà Wright, cộng thêm sự cần cù chỉ bảo của bố về thiết kế, bé nhà em đã nắm được quy trình làm việc: Muốn làm gì thì phải vẽ thiết kế ra.

Nhanh chóng, chỉ trong 5 phút ngồi hí hoáy cháu đã đưa ra một thiết kế hoàn chỉnh (cả nhà có thể xem ảnh).



Sau khi có thiết kế chi tiết cháu đưa cho thợ để phối hợp triển khai thi công. Sau khi bàn bạc, giải thích tường tận cho thợ thì ekip đã hoàn toàn hiểu nhau.

Bố cháu vốn được mệnh danh là đồng nát đã tập hợp đủ nguyên liệu ở mọi góc nhà gồm:
- Ván gỗ lát sàn thừa
- Thanh gỗ vụn từ giá treo quần áo
- Bánh xe sắt thừa của bàn
- Dây cáp phơi quần áo
- Dụng cụ cưa, khoan, vít, keo nhà có sẵn.

Chỉ trong nửa buổi chiều hì hụi, ekip đã thực hiện xong chiếc xe trượt tuyết theo thiết kế và đưa vào sử dụng (hơi sai mục đích) :))

Qua buổi dạy này, thợ đã hướng dẫn thêm vài mẹo cho thiết kế như:
- Đo diện tích ngồi thực tế bằng cách ngồi lên vừa là được.
- Cắt 2 mảnh gỗ bằng nhau chồng lên nhau
- Bố trí bánh xe sao cho đều.

Phần 3: Theo chân CLB máy bay mô hình sông Hồng xem máy bay bay

Tuần vừa rồi, bố con cháu biết đến một buổi bay thường kỳ của CLB máy bay mô hình mà bố cháu theo dõi từ lâu. Thế là bố cháu ngó nghiêng xin đến xem.
Địa điểm bay lần này là bờ đê sông Hồng rộng bát ngát. Ở đây, cỏ mọc um tùm, có những vạt cỏ lau cao hơn đầu người, lau trắng tinh khiết. Các bác kể: "Trước nhóm hay bay ở sân bây Gia Lâm, nhưng giờ họ không cho bay nữa rồi. Giờ ra đây bay thôi chứ chả có chỗ nào để bay nữa".

Lúc bố con cháu đến thì đã thấy các bác bày "đồ chơi" - các mô hình máy bay ra đầy bãi cỏ rồi. Phải đến 20 chiếc máy bay to nhỏ các loại: từ máy bay chiến đấu, máy bay phản lực, máy bay trực thăng... Trong đó máy bay to và hầm hố nhất là máy bay cá mập (cháu nó gọi thế ví máy bay được trang trí hình cá mập), với sải cánh to hơn chiều ngang của chiếc ô tô con, phải đến 3-4 người mới bê được em nó.
Hôm nay là một ngày thu mát rượi với nắng vàng trong trẻo. Ấy vậy mà mỗi khi bay các bác lái đều đeo kinh râm vì phải ngẩng lên trời suốt. Bố con cháu không mang kính nên hơi bị chói mắt.
Gió ngoài bờ đê thì to và chiều gió hôm nay có vẻ khó để các máy bay cất cánh. Suốt buổi sáng, bố con cháu thấy 6-7 chiếc cất cánh nhưng gần 1 nửa trong số đó là bổ nhào xuống đất và gió ngang sân bay, máy bay vừa lên bị gió hất lật sang một bên và đổ nhào.

Những chiếc bay lên được thì Úi dời, làm cho bố con cháu há hốc mồm, ố á vì kinh ngạc. Một là vì chưa bao giờ được nhìn máy bay mô hình, hai là máy bay bay quá đỉnh, phải gọi là trình diễn trên không mới đúng. bay xoay lộn mấy vòng, phi tít lên trời xong bổ nhào xuống, bay úp ngược đầu... Có con phản lực bay đúng như tên gọi của nó thật, bay siêu nhanh, gió rít...
Ngày xưa, trẻ con thú chơi diều. Ngày nay, người lớn có thú chơi máy bay mô hình. Mà thú này có vẻ tốn kém về tiền bạc, trí tuệ và cả thời gian bố mẹ ạ.
Bố cháu mới chỉ xem thôi nhưng thấy sự chuẩn bị của các bác thì nể luôn. Để chuẩn bị cho 30 phút bay của mô hình thì tốn nhiều công sức ghê lắm
Đầu tiên, là phải làm mô hình bay:
Ở cánh đồng, các bác chơi mô hình có nhiều loại lắm, hầu hết các mô hình đều tự làm. Nghe đơn giản vậy, nhưng khi bắt tay vào chế tạo bạn sẽ thấy “từ thiết kế” đến “chế tạo mô hình” là cả một quãng đường không hề ngắn. phải tìm hiểu về STEM một cách sâu sắc luôn.

  • Nếu là một người mới bắt đầu, mình sẽ tìm một mô hình ưa thích ở trên mạng để làm theo mà ko phải nghiên cứu về khí động lực học.
  • Sau đó thì tìm vật liệu phù hợp và làm thủ công máy bay. Phải làm sao để kết cấu của nó đủ nhẹ để bay được, đủ chắc để khi rơi (mà chắc chắn sẽ rơi) ko bị hư hại quá nhiều, lắp sao cho có cả động cơ, cả nhiên liệu.
  • Trang trí máy bay theo sở thích, cái này bố cháu làm thiết kế nên biết làm này :))
Sau đó là điều khiển máy bay:
Cái này bố cháu cũng mù tịt, chắc là phải học và thực hành mới biết. Nhưng mà phần trên bố cháu kể rồi đấy, quá nửa số máy bay cất cánh đều rơi thì các bác cũng biết rủi ro là như thế nào.
Cất cánh đã khó thế mà hạ cánh còn khó hơn, nhìn những người chơi đã cất cánh được mà phải nhờ người khác hạ cánh bố cháu đoán thế. Chắc do sợ khi hạ cánh máy bay bị va đập thì lại phải sửa máy bay.
Do vậy, khi bay thật việc máy bay bị hư hại là chuyện bình thường. Vì vậy, có lẽ nên chế tạo các mẫu máy bay bằng xốp đơn giản, dễ sửa chữa để khi bị rơi đỡ đau đớn.
Đến đây, chắc các bạn cũng đã hiểu được phần nào chơi máy bay mô hình sẽ tốn kém, gian nan và vất vả thế nào. Bé nào hứng thú với STEM thì bố mẹ có thể cùng con làm một dự án làm máy bay mô hình này, có thể bố cũng phải học và một năm mới ra được sản phẩm. Nhưng thành quả thì cũng xứng đáng lắm đấy ạ.

---

Lưu ý:
Nhóm hạn chế cho trẻ con tới xem vì khá nguy hiểm. Tuy là máy bay mô hình nhưng khi cất cánh và hạ cánh do tác động của gió rất khó kiểm soát có thể va vào người và gây thương tích, nhất là những cánh quạt của máy bay.
Nhóm luôn nhắc trẻ con và cả người lớn nên tránh xa đường băng hoặc núp sau ô tô.

Phần 4: Làm máy bay bằng gỗ.

Ngày thứ 25 ở nhà giãn cách, xem lại những tấm ảnh này thật bùi ngùi quá. Không biết cái xưởng mộc ấy có còn không?!
Đợt đấy, anh mê tít máy bay. Nên rủ anh đi làm máy bay là anh đi ngay. Xưởng Creative Gara này nằm trong một tổ hợp của giới trẻ, ngoài tổ chức các lớp học làm mộc, lập trình. Đến xưởng mộc vắng tanh, có sẵn mấy cái mô hình máy bay, xe tăng nên anh thích lắm. May sao xưởng có cho phép khách vãng lai làm một số mô hình mà họ. Khi khách tham gia thì sẽ có thầy hướng dẫn, có đồ nghề phù hợp với trẻ em, các chi tiết họ đã cắt sẵn, nói chung chuẩn bị sẵn đến cái đinh.



Bắt đầu làm, bé sẽ được đưa cho các chi tiết và hướng dẫn ghép thành cái máy bay để biết được tổng quát. Hoặc có thể nhìn mẫu có sẵn. Sau đó, bé được hướng dẫn mài nhẵn các chi tiết gỗ, công việc này hơi chán với các bé. Anh hướng dẫn khi đó quan sát thấy bé hơi chán thì anh hướng dẫn sẽ đến chỉ cho bé làm các công đoạn khác.



Tiếp theo là đến trét keo và đóng đinh các chi tiết với nhau. Bé nhà mình lúc ấy chưa đóng được đinh, hoặc có thể do bỡ ngỡ, nhưng trét keo thì được. Sau đó dù cố gắng hỗ trợ như giữ cho bé đóng, đóng đinh mồi thì bé vẫn chưa làm được. Vì thế việc ghép cái máy bay hoàn thiện trong buổi là không thể. Nhìn chung, hoạt động này với bé nhà mình là hơi quá sức, để làm được cần phải mất nửa ngày.




Dù không thành công lắm nhưng qua hoạt động này mình cũng hi vọng bé sẽ hình dung ra được hình khối của chiếc máy bay ❤

 

Dạy trẻ qua dự án
Trải nghiệm làm phim hoạt hì... Trải nghiệm làm phim hoạt hình Stop Motion
“Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó”. Trước đây, em sáng lập nhóm làm phim hoạt hình...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Trồng một cái cây Trồng một cái cây
“Và khi được hỏi về những cái cây: “Ông tìm thấy những cái cây này ở đâu vậy. Những cái cây đang vươn lên những vì sao ấy?”, thì Van Gogh đáp:“Đó là n...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Đọc sách cùng con Đọc sách cùng con
Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng có một hành trình đọc của riêng mình và học những bài học rất riêng về việc đọc sách. Bằng tình yêu với sách, mình cũ...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Vun trồng ước mơ [Làm máy ba... Vun trồng ước mơ [Làm máy bay]
Sau những lần được đi chơi xa bằng máy bay về, bé nhà mê tít. Và chắc hẳn bé nào đi máy bay rồi cũng thường khoe với mọi người xung quang phải không? ...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Dạy nghề cho con [Nghề thiết... Dạy nghề cho con [Nghề thiết kế]
“Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó”. Em vào nghề thiết kế và làm ở VTV cũng được 9 ...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Hành trình thăm em [Nậm Pồ -... Hành trình thăm em [Nậm Pồ - Điện Biên]
NUÔI EM là hoạt động thiện nguyện uy tín mà bản thân mình biết từ lâu. Khi ấy mình và Hoàng Hoa Trung (chủ nhiệm dự án) tham gia cuộc thi Siêu Thủ Lĩn...
Đọc thêm...
Kết bạn với tôi
FacebookInstagramPinterest
Chia sẻ về trang
@ Nguyễn Huy Hoan 2013
Đăng nhập
Đăng nhập
Hướng dẫn đăng nhập
Chào mừng bạn đến với Hoan trên trang hoandesign.vn. Trang tác nghiệp các bạn đang truy nhập dành để chia sẻ với anh chị em đồng nghiệp trong nghề. Các cá nhân sử dụng đều phải hiểu và tôn trọng bản quyền của tác giả. Nếu bạn muốn truy cập trang này vui lòng liên hệ với Huy Hoan.