Ảnh Hoan
Việt Nam
Điện thoại: +84 ( 0) 902 237 889
Email: hoandesign01vn@gmail.com
Dạy trẻ qua dự án
Dạy nghề cho con [Nghề thiết kế]
Ngày đăng: 15/03/2021 - 526 lượt xem
Phần 1: Nghề của bố là nghề gì ?
---
“Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó”. Em vào nghề thiết kế và làm ở VTV cũng được 9 năm rồi, tính cả 5 năm học hành nữa thì cũng được 14 năm. Vậy nên em tự thử thách mình xem có giải thích về NGHỀ THIẾT KẾ cho đứa dưới 6 tuổi hiểu được hay không ?
Khơi nguồn cảm hứng
Cách để trẻ tò mò và khơi dậy nguồn cảm hứng là cho nó xem một kết quả công việc liên quan đến sở thích của con. Nghề của em là làm thiết kế sân khấu. Em làm về hình ảnh thì cũng dễ, chứ bố mẹ nào làm tài chính, hay về nghề gì trừu tượng như luật sư chắc cũng khó nhỉ ?
Ở nhà, khi xem ti vi có nhân vật con thích hay những pha biểu diễn, em sẽ để ý và chờ khi có chương trình thật thì cho bé đến xem. Khi đưa bé đến, em cho con xem các chương trình mà nó thấy trên ti vi hay gặp các nhân vật mà nó biết. Có khá nhiều thứ hay ho để xem: các chương trình biểu diễn cho thiếu nhi như Xứ sở cầu vồng, chương trình Trung Thu hay các chương trình của VTV 7…. Nhưng giờ thì nó khoái xem Chúng tôi là chiến sỹ hơn vì thấy xe tăng, máy bay và các chú bộ đội nhảy qua lửa…


 

Từ đó nó thích đến lắm. Đi vài lần rồi nó quen với môi trường, chứ ban đầu còn nhát lắm. Cuối tuần em cũng hay phải đi làm. Bé nhà em thì quen đi chơi cuối tuần, nên cứ dắt xe ra khỏi cửa là nó hỏi:
- Bố đi đâu đấy ?
- Bố đến cơ quan.
- Con đi với bố!
- Uh, thế con đi lấy khẩu trang Airphin đeo vào.
- Vì sao ạ ?
- Vì đi qua Đê La Thành, người ta cắt gỗ, phun sơn nên đầy bụi mịn.
Đến tòa nhà có chữ VTV, bé nhà em biết ngay là cơ quan bố vì nó cũng đã nhận biết chữ VTV vì nó hay nhìn thấy trên góc ti vi mà.
Tiếp cận thực tế.
Sân khấu hào nhoáng long lanh là thế. Nhưng đằng sau đó là ai ? Làm như thế nào ?
Em bắt đầu chỉ cho nó xem mọi thứ: Từ trường quay, từ sân khấu, đèn sân khấu và những cái màn hình to khổng lồ - những thứ thu hút người xem nhất. Nổi bật nhất là những hiệu ứng thổi bong bóng, phụt lửa, hay khói. Hấp dẫn hơn nhân vật nhiều.
 

Rồi cả cái cách người ta vận hành nó phức tạp nhưng lại cuốn hút đến kỳ lạ. Như bàn điều khiển ánh sáng, người điều khiển bấm một nút đèn quay tít, hay người điều khiển màn hình LED chỉ chỏ trên cái màn hình nhỏ mà hình ảnh xuất hiện trên cả màn hình to cũng có. Rồi ơ kìa, mình đang đứng ở đây mà trên cái ti vi to kia lại có mặt mình ?
Nghề của bố là nghề gì ?
Sau khi thấy mỗi người có một công việc rồi thì tất nhiên nó sẽ thắc mắc nghề của bố là nghề gì ? Trong mắt nó thì nó thấy bố nó cầm tập giấy đi đi lại lại ở trường quay, cầm thước đo đo chỉnh chỉnh.
"Bố là họa sỹ thiết kế, người trang trí sân khấu này (tay chỉ chỏ khu vực sân khấu). Đây, bố vẽ đây này (rồi cho nó xem bản vẽ thiết kế). Cho nó xem trước và sau khi thi công sân khấu. Chắc nó cũng chưa hiểu đâu. Nhưng không sao, dần dần rồi sẽ hiểu.

Bây giờ, khi nó bắt đầu vẽ, nó dùng từ "thiết kế" thay cho từ "vẽ" luôn rồi. Nên trong phần tới, em sẽ giải quyết sự khác nhau giữa vẽ và thiết kế cho nó hiểu. Cực khó!
Mỗi bố mẹ đều có một nghề nghiệp. Đó là điều bố mẹ am hiểu và tay quen nhất. Đó chắc chắn điều con có thể học được từ bố mẹ. Như bố Ninh Quang Trường cho con lên ti vi diễn từ 3 tuổi, hay Bố con Sâu cùng nhau hát. Còn bố mẹ đọc đến cuối bài viết này rồi, bố mẹ cho con tiếp xúc với nghề của mình như thế nào ạ ?
“Con nhà nòi”: Con nhà nòi là từ chỉ những người được sinh ra từ những gia đình nổi bật, tiêu biểu, giỏi giang trong một nghề nghiệp, lĩnh vực nào đó, và từ đó có được những năng khiếu tương tự nhờ việc tiếp thu, lĩnh hội được những yếu tố truyền thống đó từ gia đình.

Phần 2: Tư duy thiết kế

- Bố làm gì đấy ?
- Bố đang thiết kế sân khấu.
- Con cũng muốn thiết kế.
- Thế con có biết thiết kế là gì ko ? (Đương nhiên là con ko biết rồi).
Thiết kế và nghệ thuật cho đến nay vẫn là đề tài tranh cãi tốn nhiều giấy mực trên thế giới. Vậy để giải thích cho đứa mới gần 5 tuổi này thì phải làm thế nào ? Mình cố gắng cắt nghĩa:
  • Khi con vẽ, con có thể tự do vẽ thoải mái theo ý con, miễn sao là nó đẹp.
  • Khi con thiết kế, con sẽ giải quyết vấn đề con gặp phải.
Để bố kể con nghe một câu chuyện nhé!
Một ngày đẹp trời, X và các bạn đang vui chơi ngoài vườn, tự nhiên nhìn thấy một cây táo có rất nhiều quả chin. X và các bạn thích lắm bèn chạy tới với tay lên hái những quả táo ngon ngọt.
Hôm sau, X và các bạn lại ra sân chơi. Chơi một hồi, các bạn đói meo cả bụng, bèn nhìn lên cây táo. Ôi những quả táo vừa tấm với của các bạn đã hết mất rồi. Không ngại, cả lũ thi nhau nhảy cao để hái táo, nhưng vẫn không với được quả nào.
Đột nhiên, Xốp hét lên và giơ cánh tay lên. trỏ ngón tay lên trời: "Tinh, tớ có ý này!" Rồi chạy vào nhà lấy một chiếc ghế ra. Sau đó trèo lên để với tới những quả táo trên cao. Hôm đó cả lũ lại được thưởng thức những trái táo thơm ngon.
Hôm sau, cả lũ lại ra chơi và thấy những trái táo ôi cao thật cao. Bọn nó lại lấy ghế ra bắc lên nhưng vẫn không với tới. Nghĩ một hồi, X lại có ý tưởng hò cả lũ bê cái bàn ra để kê ghế lên bàn. Các bạn thì đứng dưới giữ ghế, còn X trèo lên ghế để hái táo ròi chia sẻ với các bạn.
Hôm sau nữa, những trái táo ở tít trên cao. Dù có bắc ghế lên trên bàn cũng không thể nào với tới. Làm sao bây giờ! Tinh! X lại nảy ra 1 ý tưởng. Đó là chúng ta sẽ làm một cái thang từ những vật liệu đang có. Thế là X bảo các bạn đi tìm đinh, búa, gỗ còn X thì thiết kế cái thang để cùng trèo lên hái táo.
Đấy, quá trình con lấy chiếc ghế để đứng lên hái táo; rồi lấy bàn ra kê ghế lên, rồi đóng cái cầu thang chính là quá trình thiết kế để hái được những quả táo cho các bạn đấy.
Thực ra thì mình vẫn không chắc là con hiểu đâu, nhưng sẽ còn nhiều cơ hội để mình nhắc lại cho con.
Tư duy thiết kế.
Điều mình ưng cái bụng nhất khi dạy con về thiết kế là dạy con tư duy. Trước khi con muốn làm cái gì thì đều yêu cầu con vẽ ra. Khi đó con vừa được rèn luyện khả năng vẽ, vừa hình dung về mục tiêu mình sẽ đạt được. Nó cũng như là suy nghĩ trước khi làm gì vậy á.
Ở đây, mình chỉ dùng tư duy thiết kế để giải quyết vấn đề của chính con thôi (chứ chưa ứng dụng với người ngoài). Rằng con muốn làm ô tô, làm máy bay như thế nào thì con vẽ ra rồi 2 bố con cùng làm, chứ không là bố làm không đúng ý con đâu đấy.
Mình cố gắng đơn giản tư duy thiết kế hết cỡ như:
Nhận dạng vấn đề:
  • Bảo con kể lại vấn đề con gặp phải.
Tưởng tượng:
  • Bảo con tự suy nghĩ vấn đề trong khả năng của con.
Thiết kế:
  • Để con vẽ trước khi thực hiện sản phẩm.
Thực hiện:
  • Cắt: Ví dụ như dạy con làm tranh xé dán = tư duy phân tích
  • Dán: Ví dụ khi con sử dụng: băng dính, keo, đinh, ghim… để gắn 2 vật với nhau.
  • Tạo hình: Ví dụ như cách con sắp xếp cái ghế lên trên cái bàn và các bạn giữ lại để hái táo.
Mỗi thao tác đều cố gắng liên kết với quá trình tư duy, mấu chốt là nói sao cho nó hiểu thôi. Mấy cái trừu tượng này khó lắm.
Đó, sau khi con vẽ thiết kế rồi thì cố gắng gợi con làm bằng gì (CHẤT LIỆU) ? cần dụng cụ gì (CÔNG CỤ) ? thao tác như thế nào (KỸ NĂNG) ? Phần này thú vị hơn và dễ hơn vì nó thực tế hơn. Mình sẽ viết ở phần 3 nhé!

Phần 3: Từ ý tưởng đến hiện thực

Đến đây, ý tưởng của bé đã xong. Nhưng chắc ai cũng biết từ ý tưởng đến hiện thực hóa là một con đường rất dài. Đến bố cháu còn sấp mặt khi hiện thực hóa ý tưởng của mình chứ nói gì đến cháu.
Xem bản vẽ và thảo luận
Có bản vẽ của bé rồi, bố mẹ sẽ cùng con thảo luận xem nên làm từ chất liệu gì ? Mong muốn của con thế nào ? Gợi ý cho con nếu con bí. Rồi hỏi xem làm thế nào để gắn các phần nguyên liệu với nhau nhỉ ?
Khó hơn thì hỏi con xem cần bao nhiêu gỗ, cần những dụng cụ gì ? Mình cũng thử dạy con con cách đọc bản vẽ đơn giản khi mình ở trường quay, nhưng con chưa hiểu lắm. Nhưng sau buổi hôm ấy về, con lại nhớ cách vận chuyển của các bác thợ thi công trong Đài. Khi con được nhờ bê 2 vật nặng (so với sức của con) thì con biết tìm xô lau nhà (nhà mình dùng loại có bánh xe) để xếp vật nặng lên xe có bánh và đẩy đi.
Hiện thực hóa ý tưởng
Để hiện thực hóa được ý tưởng thì một thứ vốn quan trọng nhất là VỐN SỐNG (vật liệu và công cụ) - đây là thứ mà các con chưa có, cần bố mẹ bồi dưỡng); KỸ NĂNG con cần rèn luyện để có thể sử dụng các dụng cụ xung quanh như: Gỗ, đinh, keo, búa, khoan, kìm….
Với các con còn bé thì bố mẹ phải NỖ LỰC GIỮ NHỊP để cháu hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ cần hoàn thành thôi là tốt rồi. Hai bước đó bố cháu tiến hành song song kiểu như thế này:
(1) Cho cháu đi mua vật liệu, công cụ để cùng hiện thực hóa ý tưởng của cháu. Việc đi mua đồ dùng này vừa giúp cháu hào hứng vì được lựa chọn vật liệu, vừa giúp cháu quan sát xung quanh ta có những vật liệu gì để thực hiện.
Ví dụ như khi cần trang trí nhà, bé X sẽ được lựa chọn mẫu decan dán kính, hay sắp xếp đồ trong phòng theo ý của cháu (dựa trên gợi ý của bố mẹ).




(2) Cùng bé thực hiện ý tưởng, tùy theo kỹ năng của bé thì cho bé làm việc phù hợp.
 
Ví dụ khi dán decan trang trí phòng cho bé thì bé sẽ được phân công xịt nước xà phòng để bố dán, rồi cùng vuốt kính, còn bố sẽ dùng dao cắt decan. Cứ thế hai bố con làm trang trí xong căn phòng của bé.
Nghề của mình là thế, từ nhỏ mình cũng chơi đồ chơi do bố mình vẽ ra rồi thực hiện. Rồi mùa hè những năm cấp 2 cũng phải phụ giúp gia đình làm quảng cáo, mỗi ngày mẹ trả 5k tiền công để bắn half life. Hồi xưa mẹ mình dạy mình như thế.
Mình không đặt kỳ vọng con theo nghề, vì nghề của con con tự chọn. Nhưng mình dạy những gì mình biết. Mình tin rằng nếu dạy con làm nghề (bất kể nghề gì) từ sớm thì con sẽ THÊM YÊU LAO ĐỘNG, BIẾT SUY NGHĨ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN.
Hết.
Kết thúc bài thì mình xin chia sẻ 1 bức ảnh về bài tập làm văn của 1 cháu bé có bố làm kiến trúc sư. Cả nhà xem ảnh nha! Quan trọng là bố cháu chỉ nghỉ được 2 ngày T7,CN để chơi với cháu thôi, nên cháu không làm nghề này đâu.

Dạy trẻ qua dự án
Trải nghiệm làm phim hoạt hì... Trải nghiệm làm phim hoạt hình Stop Motion
“Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó”. Trước đây, em sáng lập nhóm làm phim hoạt hình...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Trồng một cái cây Trồng một cái cây
“Và khi được hỏi về những cái cây: “Ông tìm thấy những cái cây này ở đâu vậy. Những cái cây đang vươn lên những vì sao ấy?”, thì Van Gogh đáp:“Đó là n...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Đọc sách cùng con Đọc sách cùng con
Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng có một hành trình đọc của riêng mình và học những bài học rất riêng về việc đọc sách. Bằng tình yêu với sách, mình cũ...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Vun trồng ước mơ [Làm máy ba... Vun trồng ước mơ [Làm máy bay]
Sau những lần được đi chơi xa bằng máy bay về, bé nhà mê tít. Và chắc hẳn bé nào đi máy bay rồi cũng thường khoe với mọi người xung quang phải không? ...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Dạy nghề cho con [Nghề thiết... Dạy nghề cho con [Nghề thiết kế]
“Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó”. Em vào nghề thiết kế và làm ở VTV cũng được 9 ...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Hành trình thăm em [Nậm Pồ -... Hành trình thăm em [Nậm Pồ - Điện Biên]
NUÔI EM là hoạt động thiện nguyện uy tín mà bản thân mình biết từ lâu. Khi ấy mình và Hoàng Hoa Trung (chủ nhiệm dự án) tham gia cuộc thi Siêu Thủ Lĩn...
Đọc thêm...
Kết bạn với tôi
FacebookInstagramPinterest
Chia sẻ về trang
@ Nguyễn Huy Hoan 2013
Đăng nhập
Đăng nhập
Hướng dẫn đăng nhập
Chào mừng bạn đến với Hoan trên trang hoandesign.vn. Trang tác nghiệp các bạn đang truy nhập dành để chia sẻ với anh chị em đồng nghiệp trong nghề. Các cá nhân sử dụng đều phải hiểu và tôn trọng bản quyền của tác giả. Nếu bạn muốn truy cập trang này vui lòng liên hệ với Huy Hoan.