Vậy là cũng hơn một năm tớ và các bố mẹ trong group đưa con đi chơi và review chia sẻ địa điểm lại cho bố mẹ. Khi gặp nhau, các bố mẹ khác hay hỏi: “Sao nhà ấy biết được nhiều địa điểm thế ?”
Tớ hay trả lời: “Đơn giản lắm, chỉ cần muốn gì thì nghĩ về việc đó, tí nữa lên facebook, google sẽ tự đưa đến hết thông tin”.
Quả thực là như thế, hồi đầu tớ cũng nghĩ HN ít địa điểm chơi lắm. nhưng mà bố con tớ đi mãi đi mãi đến giờ là hơn 1 năm, vẫn chưa hết các địa điểm và cũng chưa review được hết cho các bố mẹ xem.
1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC ĐỊA ĐIỂM VUI CHƠI.
Nhưng cũng nhờ đi chơi nhiều, tớ đúc rút ra một số kinh nghiệm. Các địa điểm tớ đã đi qua có rất nhiều, tựu chung lại tớ chia làm 5 loại khác nhau:
- Văn hóa: là những địa điểm có yếu tố văn hóa như bảo tàng; triển lãm; địa điểm lịch sử, các khu homestay, resort giàu tính bản địa...
- Kỹ năng & vận động: là 2 thứ cần thiết nhất và dễ cung cấp nhất cho trẻ. Chỉ cần một khoảng rộng để bé chạy chơi là có thể xếp vào đây rồi. Các địa điểm đó thường là công viên hoặc các khu vui chơi giải trí, vận động trong nhà hay ngoài trời
- STEM: STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Vậy nên các địa điểm cần có các trò chơi, trải nghiệm theo các địa điểm trên.
- Khám phá: là nơi có thể cung cấp cho bé các kiến thức mới như nghề thủ công, thiên văn học ... hay trải nghiệm mới về thiên nhiên… mà bình thường bé khó có thể tiếp xúc.
- Ẩm thực: là các quán ăn, nhà hàng phù hợp với trẻ em và có yếu tố văn hóa giúp trẻ thêm hiểu biết về văn hóa.
Mỗi loại này đều có những địa điểm nổi bật mà bố con tớ rất thích. Vậy nên tớ tự đặt ra câu hỏi: “Tại sao phải đi nhiều địa điểm trong khi có những địa điểm mình biết là thực sự tốt ?”
Nhưng như thế nào là tốt ?
Sau khi vạch ra các tiêu chí, Hoan lại lên group hỏi các bố mẹ và có kết quả các tiêu chí đánh giá 1 địa điểm như sau:
- Không gian sạch, đẹp, an toàn:
-
Đẹp
-
Sạch
-
An toàn
-
Đối với khu vui chơi trong nhà: Cầu thang có lưới an toàn không ? ổ điện có bịt khi không sử dụng ko ? Các cạnh bàn, góc nhọn có đệm mút không ? Sàn có trải thảm, đệm không ?
-
Đối với khu vui chơi ngoài trời: Có hàng rào ao toàn không ? Có biện pháp an an toàn với các trò chơi ngoài trời hay không ?
- Trò chơi đa dạng: 5 trò chơi / 1 sao.
- Gần gũi với thiên nhiên: Đây là tiêu chí mà các bố mẹ ưa thích, tính theo sự nguyên sơ của khu vui chơi với thiên nhiên.
-
Khu vui chơi có cây do con người trồng: 1 sao.
-
Khu vui chơi có cây cối da dạng do con người trồng: 2 sao
-
Khu vui chơi có sân cỏ, có vườn, cây cối nhiều và đa dạng: 3 sao VD như Ecopark.
-
Khu vui chơi tự nhiên do con người cải tạo: 4 sao VD như Educamp.
-
Khu vui chơi nguyên bản tự nhiên: 5 sao. VD như Rừng cúc phương.
- Nhân viên:
-
Nhân viên chỉ phục vụ cơ bản: 1 sao
-
Nhân viên phục vụ, giám sát: 2 sao
-
Nhân viên phục vụ, giám sát, nhiệt tình với trẻ nhỏ: 3 sao
-
Nhân viên phục vụ, giám sát, nhiệt tình, có kỹ năng giao tiếp với trẻ nhỏ: 4 sao
-
Nhân viên phục vụ, giám sát, nhiệt tình, có kỹ năng giao tiếp với trẻ nhỏ, khơi gợi cảm hứng cho trẻ nhỏ: 5 sao.
- Khả năng tương tác với trẻ khác:
-
Địa điểm cho phép hai gia đình đến chơi: 1 sao
-
Địa điểm cho phép nhiều gia đình đến chơi và tự tổ chức chơi: 2 sao
-
Địa điểm có các trò chơi đòi hỏi nhiều trẻ tham gia: 3 sao
-
Địa điểm có nhân viên hướng dẫn các hoạt động tập thể cho trẻ: 4 sao
-
Địa điểm có tổ chức chơi cho các gia đình: 5 sao.
- Ngoài ra mỗi địa điểm sẽ có khuyến cáo và một số khuyến khích (must try/ recommend) để bố mẹ có thể xem xét phù hợp với bé.
Từ các tiêu chí trên, với sự hỗ trợ của MAM studio về infographic, tớ tổng hợp lại thành bảng như ảnh phía dưới.
Sau này mỗi bài đăng đánh giá khách quan sẽ có bảng infographic này để bố mẹ tiện theo dõi. Thêm một tiêu chí nữa là mỗi bài đánh giá này đều phải được tới ít nhất 2 lần để có cái nhìn khách quan.
2. ĐỊA ĐIỂM VUI CHƠI CUNG CẤP GÌ CHO TRẺ ?
Nếu bạn cầm trong tay một hạt giống. Điều đầu tiên bạn sẽ tự hỏi đây là hạt cây gì ? Nếu biết bạn sẽ gieo nó trên loại đất phù hợp vào thời điểm phù hợp.
Với mình, người có ít kinh nghiệm trồng cây thì mình cứ gieo nó xuống mảnh đất bất kỳ. Nhiều khả năng nó sẽ không nảy mầm vì đất không phù hợp, hoặc thiếu dinh dưỡng để phát triển.
Nếu mỗi đứa trẻ là một hạt mầm thì chúng cũng cần có môi trường và thời điểm để phát triển.
Thời điểm: cái gọi là thời kì nhạy cảm là chỉ trong quá trình từ 0-6 tuôi, trẻ chịu sự chi phối của sức sống, trong một giai đoạn nào đó sẽ chuyên tâm tiếp thu những đặc trưng của sự vật ở trong một môi trường nào đó, đồng thời liên tục lặp lại trong quá trình thực tiễn.
Môi trường: là gia đình, là trường học, là các địa điểm mà trẻ được đến trong đó có các địa điểm vui chơi. Mỗi loại sân chơi có xu hướng cung cấp cho trẻ trải nghiệm về một loại hình thông khác nhau.
Theo thuyết đa trí thông minh của Thomas Armstrong, mỗi đứa trẻ thể có một đến vài loại trí thông khác nhau. 7 loại trí thông mình đó là:
Và 2 loại trí thông mình, Thomas Amstrong bổ sung ở phần cuối sách:
Nếu sớm biết được con mình có trí thông minh gì thì sẽ dễ dàng đưa con vào môi trường phù hợp để phát triển. Những trường hợp hãn hữu đó người ta hay gọi là thần đồng. Đa số chúng ta đều không biết con mình có trí thông minh gì nên phải tìm hiểu và quan sát con.
"Trí thông minh có 3 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn tưởng tượng: là giai đoạn bạn cảm nhận sức sống, niềm say mê gắn liền với một kinh nghiệm tích lũy. Kinh nghiệm tích lũy là trài nghiệm ấn tượng thúc đẩy những cá nhân sáng tạo đạt được những thành tựu trong cuộc đời.
Giai đoạn rõ ràng: là giai đoạn bạn cần phải đưa ra những cam kết cho bản thân để đạt được cũng như làm chủ một khả năng cụ thể
Giai đoạn thực hiện: là thời kỳ bạn áp dụng trực tiếp những năng lực cụ thể này vào trong cuộc sống."
Cá nhân mình cho rằng độ tuổi từ 0-6, trí thông minh của trẻ ở vào giai đoạn tưởng tượng. Ở giai đoạn này bé tích lũy những trải nghiệm có được từ gia đình, nhà trường và môi trường xung quanh.
Từ độ tuổi 6-11 tuổi (cấp 1), bé bắt đầu phải đưa ra những cam kết cho bản thân bằng những cam kết cụ thể để đạt được khả năng cụ thể. Mà hình thức ở trường là điểm số, xếp loại học sinh.
Càng lớn bé càng cần áp dụng những năng lực có được vào cuộc sống.
Vì vậy, mình tin rằng những trải nghiệm ở các sân chơi có xu hướng về một lĩnh vực nào đó sẽ TẠO CẢM HỨNG & TÍCH LŨY TRẢI NGHIỆM để trẻ phát triển trí thông minh. VD như nếu bố mẹ cho con tham gia vận động nhiều thì con sẽ có khả năng trở thành vận động viên. Hay nếu con đi dã ngoại nhiều sẽ thêm hiểu biết về tự nhiên và yêu thiên nhiên.
Tuy nhiên, gia đình vẫn luôn là yếu tố hàng đầu (thế nên hay có hiện tượng con nhà nòi hay nghề cha truyền con nối), nhà trường là yếu tố thứ 2 (nơi con được học, khích lệ, động viên) và môi trường các sân chơi chỉ xếp hàng thứ 3 (nơi con trải nghiệm, khám phá) thôi. Bố mẹ hãy làm tốt từ lõi ra ngoài nhé.
VẬY ĐÁNH GIÁ MỘT ĐỊA ĐIỂM VUI CHƠI NHƯ THẾ NÀO ?
Giống như một mảnh đất, đánh giá một địa điểm vui chơi mình chia thành 2 yếu tố (ánh)
- Phù hợp với độ tuổi nào ?
Phần này mình dựa vào cuốn sách: Phương pháp giáo dục Montessori – Thời kỳ nhạy cảm của trẻ. Cuốn sách bao quát các thời kỳ nhạy cảm của trẻ từ 0-9 tuổi với rất nhiều ví dụ thực tế. Cuối sách còn có các bảng biểu để bố mẹ dễ dàng tra cứu tìm hiểu.
- Sân chơi thiên về phát trí thông minh nào cho bé ?
Phần này, tất nhiên mình dựa theo cuốn 7 loại hình thông minh của Thomas Amstrong. Nhưng mình loại bỏ 2 trí thông minh nội tâm và thay vào đó là trí thông minh thiên nhiên.
Bởi vì trí thông minh nội tâm và trí thông minh hiện sinh khó có thể thấy ở các địa điểm vui chơi, khi mà các bé đang mải chơi và khám phá những điều mới. Hai trí thông minh này thường xuất hiện trong cuộc sống, khi các bé có khoảng lặng để suy nghĩ, hay chúng tồn tại ở trong các câu hỏi của bé.
Về các đánh giá, mình chưa có cách đánh giá nào dựa số liệu cụ thể, nên đánh giá dựa trên cảm quan cá nhân.
Mặt khác, đánh giá cảm quan cho địa điểm chơi mình thấy khá phù hợp. Bởi vì mỗi trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng mức độ nhận thức và sức khỏe khác nhau. Khi tham gia chơi bố mẹ cũng phải quan sát xem con có phù hợp với các hoạt động của sân chơi hay không ?
Nếu địa điểm vui chơi có hoạt động, bài trí thiên về trí thông minh nào, mình sẽ đánh 5 sao vào trí thông minh đó.
Dựa trên trí thông minh được đánh 5 sao, nếu địa điểm vui chơi còn ẩn chứa trí thông mình nào khác, mình sẽ căn cứ dựa trên tỉ lệ các trí thông minh này với trí thông minh lớn nhất để đánh sao.
Với đánh giá sân chơi theo trí thông minh này, mình mong rằng sẽ giúp bố mẹ lựa chọn được loại hình trí thông minh mà bố mẹ muốn con phát triển hoặc bổ trợ.
Ví dụ nhà mình làm họa sỹ, có khả năng về không gian nhưng lại giới hạn về khả âm nhạc. Thì những địa điểm về âm nhạc để bổ trợ cho con sẽ là mối quan tâm của mình.
Tuy nhiên, vẫn lại tuy nhiên, hãy lắng nghe lựa chọn của con bạn nhé. Nếu bạn có thể in các địa điểm vui chơi ra để con lựa chọn thì đó cũng là một cách để phát triển trí thông minh nội tâm đấy. Vì con được lựa chọn thứ mình thích và trải nghiệm mà.