Ảnh Hoan
Việt Nam
Điện thoại: +84 ( 0) 902 237 889
Email: hoandesign01vn@gmail.com
Giáo dục
Biết, hiểu và yêu thương
Ngày đăng: 15/10/2020 - 543 lượt xem
"Suy cho cùng, người ta sẽ chỉ bảo vệ điều mình yêu. Người ta sẽ yêu điều mình hiểu. Và người ta chỉ hiểu điều mình biết.

Ấy là cái biết, cái sự học, sự hiểu, có hiểu thì mới có thương.

 
1. BIẾT
Hôm nọ có bạn nhà báo hỏi mình, trong group có những thành phần nào ?
Thế là mình kể:
Trong group có có 3 nhóm chính:
Bố mẹ của trẻ có độ tuổi từ 0 – 16 tuổi: Đây là nhóm group hướng đến và cũng trực tiếp hưởng lợi từ thông tin của group, là nhóm đông đảo nhất nhưng ít viết nhất.
Nhóm sales, marketing của của khu vui chơi: nhóm này tuy ít nhưng tích cực đăng bài nhất. Dạng bài đăng của nhóm này, được ban quản trị kiểm duyệt bài kỹ để có những bài viết chất lượng đối mang thông tin hữu ích cho cha mẹ. Mình nghĩ thông tin nào có ích cho các con thì mình đăng thôi.
Thầy cô giáo mầm non: Trong group có một số thầy cô giáo có tiếng, thậm chí đi đầu về một số phương pháp giáo dục, nhưng rất ít đăng bài và thường họ chỉ like và share những bài cực hữu ích.
Nghe tới thầy cô giáo, bạn ý rất bất ngờ và hỏi tại sao các thầy cô giáo lại tham gia vào đây và có đóng góp gì ?
Mình nghĩ đơn giản các thầy cô giáo cũng có con nên cũng cần tham khảo địa điểm vui chơi. Các thầy cô giáo thường viết bài gợi ý các trò chơi cho trẻ và tư vấn cho các bố mẹ những trường hợp cụ thể. Trong group có nhiều thầy cô giáo giỏi lắm: người thì viết sách, người thì theo đam mê ra nước ngoài mang phương pháp giáo dục về Việt Nam, người thì start up…
Thầy cô giáo là một nguồn tài nguyên lớn, bản thân mình từ khi nuôi dạy con phải hỏi rất nhiều. Có một cái may mắn là hồi bé nhà mình bắt đầu đi học mẫu giáo bé, bé nhà mình được đỡ đầu bởi 1 cô giáo tâm huyết với nghề, bố mẹ cũng được cô chia sẻ cho rất nhiều điều. Đặc biệt cô là người luôn truyền cảm hứng cho vợ chồng mình kiên nhân hơn, tích cực hơn. Đến giờ nhà mình vẫn rủ rê cô đi café để trò chuyện.
Không chỉ thầy cô giáo, mà các bố mẹ cũng là 1 kho kiến thức. Từ khi lập group đến giờ, mình biết thêm được rất nhiều bố mẹ hay ho, thú vị. Mình đã kết bạn và follow họ. Trên trang cá nhân của họ đầy ắp những chia sẻ hay mà mình cần biết. Mà bạn biết đấy: chính họ đã từng trải qua vẫn đề mà chúng ta đang gặp phải, hay họ biết một cuốn sách hay…
Viết đến đây mình chợt nhớ đến 1 câu nói: “Để nuôi dạy một đứa trẻ cần cả một ngôi làng.” Nếu coi group “Dung dăng dung dẻ” là một cái làng thì sao nhỉ ?
Bố mẹ la làng lên: Chỗ này đẹp lắm, chỗ kia đẹp lắm, giúp chơi trò này con học được cái này, chơi trò kia con học được cái kia, gặp vấn đề gì con như thế nào ?
  • Biết đâu bố mẹ có thể giải quyết những vấn đề đang gặp phải
  • Biết đâu nhờ đó bố mẹ có những người bạn mới
  • Biết đâu nhờ có bài viết của bố mẹ mà truyền cảm hứng cho bố mẹ tìm hiểu
  • Biết đâu nhờ có bài viết của bố mẹ mà một đứa trẻ khác được đi chơi
  • Và biết đâu, chúng ta thấy chúng ta ở một góc nhìn khác để trở nên tốt đẹp hơn
2. HIỂU
Bố mẹ ạ,
Hồi mới lập group, mục đích của mình là để cùng tìm hiểu và chia sẻ với cộng đồng về địa điểm vui chơi tại Hà Nội thôi. Bởi vì mình thấy bí lắm, ko biết nhiều chỗ chơi phù hợp cho các bé.
Hồi đầu, khi biết về giáo dục sớm mình có đọc được cuốn “trí tuệ đa dạng” của Howard Wadner rồi cứ nghĩ là phải đi chơi thật nhiều nơi để cho con được biết nhiều thứ, được trải nghiệm nhiều thứ.
Xong đi hoài thấy mệt! Thấy nhiều địa điểm giống giống nhau nên mình nghĩ sao không đánh dấu những địa điểm thật chất nhất để đến.
Thế là mình lại lập bảng đánh giá các địa điểm, theo các tiêu chí mà cá nhân mình đưa ra, rồi tham khảo bố mẹ trên nhóm để có bảng tiêu chí hoàn thiện.
Khi lập website dungdangdungde.com, nhờ vợ update các địa điểm đã cho con đi chơi; vợ mình bảo "cứ như là viết nhật ký cho con vậy". Nhiều lần mình đã muốn mua một tấm bản đồ và tô màu những địa điểm mà gia đình đã đi qua.
Càng chơi với con, càng review mình không chỉ thấy sự lớn lên của con, mà còn thấy sự lớn lên của bản thân mình.
Mình lại chợt hiểu ra là: trẻ con nó sáng tạo lắm, bất kỳ chỗ nào nó cũng có thể sáng tạo ra trò chơi được.
Ví dụ như hồi mình cho con đi làng trẻ mồ côi, bé nhà mình ko hiểu các bạn kia không có cha có mẹ đâu, mà nó chỉ nhìn thấy các bạn có sân chơi thích thế, khi xem các bạn biểu diễn văn nghệ thấy các bạn nhảy đẹp thế mà thôi!
Trẻ con có góc nhìn khác người lớn, nên nhiều khi phải tự mình và vị trí của con mới hiểu được.
Mình chợt hiểu ra là đi chơi chỉ giúp trẻ thêm hiểu biết nhưng không giúp trẻ học được những kỹ năng, nghị lực và nhân cách.
Để rèn luyện nhân cách cho con, mình lại trăn trở suy nghĩ, đọc sách. Bố mẹ ạ, cả quãng thời gian trước, mình chỉ tập trung nói đến Trí tuệ mà chưa hề đề cập đến những bài học về Đạo Đức – Nghị Lực. Bởi vì mình cho rằng đạo đức – nghị lực phải được học qua những thử thách trong cuộc sống, qua ứng xử hàng ngày từ những người xung quanh.
Chỉ đến khi đọc cuốn “Giáo dục nhân cách” mình mới vỡ ra rằng: “Ah thì ra mình có thể xây dựng nhân cách cho con qua những trò chơi”.
Nói một cách khác là: Thay vì mình để nhân cách của con phát triển tự nhiên như cây cỏ, gặp tình huống nào xử lý đến đấy, thì nay mình biết đến việc giáo dục nhân cách của con một cách khoa học hơn.
Ngỡ là mình đã hiểu con qua những cái mình biết: sách vở, lời khuyên, trải nghiệm của con, nhưng quãng đường hiểu mới chỉ bắt đầu...
"Suy cho cùng, người ta sẽ chỉ bảo vệ điều mình yêu. Người ta sẽ yêu điều mình hiểu. Và người ta chỉ hiểu điều mình biết."
 
Ấy là cái biết, cái sự học, sự hiểu, có hiểu thì mới có thương.
3. YÊU THƯƠNG.

Ôi, làm sao mà một kẻ vẫn đang dò dẫm trên con đường hiểu con mình lại có thể nói về tình yêu cha mẹ dành cho con cơ chứ ?

Mỗi cha mẹ khác nhau yêu thương bằng cách khác nhau với những đứa con khác nhau. Nhưng hẳn trên mỗi con đường khác nhau ấy, mỗi người khác nhau đều có cho riêng mình một cái la bàn.
Vốn liếng trên hành trình nuôi dạy con của nhà mình đến giờ mới có: sự thấu hiểu và biết đủ.
  • Sự thấu hiểu là tâm của la bàn cho mình biết : mình là ai ? đang ở đâu ?
Mỗi người có một kỳ vọng khác nhau, dựa trên năng lực (tôi là ai) và môi trường (đang ở đâu).
Trước khi thật sự có khả năng chăm sóc cho hạnh phúc của người khác thì mình cần phải bắt đầu với bản thân. Nếu không có khả năng ước mong hạnh phúc cho mình thì làm sao có thể mong ước người khác được hạnh phúc?
Khi sinh con ra, chúng ta yêu con vì là con của mình. Lớn hơn một chút, chúng ta thêm yêu con vì dáng chập chững biết đi, vì tiếng ô a tập nói. Nhưng con lớn lên, con gặp cái gì cũng cho vào miệng, con ném đồ, cái gì bố mẹ bảo cũng "không". Chúng ta tức giận quát tháo, thậm chí là đánh con.
Khi chúng ta bình tĩnh lại, bất ngờ gặp một trang sách, một người thầy nói cho ta hiểu : Giai đoạn nhạy cảm, con tập ném đồ ; đến giai đoạn hình thành ego, con nói « không « để tự khẳng định cái tôi của mình. Nhưng kết nối với con bằng kỷ niệm thời thơ ấu của chính mình là kết nối chân thực nhất. Lúc đó là lúc ta hối hận, và muốn sẻ chia để những đứa trẻ khác không bị đối xử như con mình.
Không hiểu, không thể yêu thương sâu sắc.
  • Biết đủ là cây kim chỉ nam trên la bàn. Kim chỉ nam luôn hướng về hạnh phúc, rung rinh giữa một bên là kỳ vọng, một bên là thực tế.
Người ta nói có 2 cách để hạnh phúc. Một là biến kỳ vọng của mình thành thực tế, hai là hạ thấp kỳ vọng của mình thành thực tế. Nhưng mình nghĩ cốt lõi của biết đủ là thấu hiểu chính mình.
Hiểu mình rồi thì mới biết ĐỦ với mình nghĩa là như thế nào ? Khi đó ta nhìn nhận lại mình mới biết điều gì làm cho mình vui thích, điều gì làm cho mình chán ghét. Khi đó ta nhìn nhận lại mình cần cố gắng ở đâu để đạt được điều mình muốn ? Biết buông ở đâu để đỡ mệt mỏi ? Giống như cốc nước vậy, nếu bạn đổ đúng cốc thì sẽ sớm đầy, còn không thì đổ mãi nước vẫn ở ngoài mà thôi.
Người làm cha mẹ luôn nghĩ hai lần: nghĩ lần đầu là cho mình, lần thứ hai là cho con. Hiểu mình trước, rồi lấy cách cư xử của mình đối với chính mình mà áp dụng với con. Rằng khi con được thấu hiểu, được LÀ CHÍNH CON, và dạy con biết đủ thì con mới hạnh phúc.
Bố mẹ phải hạnh phúc thì con mới hạnh phúc. Vì con trẻ là tấm gương phản chiếu của người lớn mà.
Bố mẹ cũng là những người bảo vệ hạt giống con trước vạn thứ trên cuộc đời. Nhưng bảo vệ điều tốt mới là bảo vệ. Còn bảo vệ điều xấu là đồng phạm đấy nhé!
Làm thế nào để bảo vệ và khơi gợi điểm tốt trong con nhỉ ?

Dạy trẻ qua dự án
Trải nghiệm làm phim hoạt hì... Trải nghiệm làm phim hoạt hình Stop Motion
“Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó”. Trước đây, em sáng lập nhóm làm phim hoạt hình...
Đọc thêm...
Giáo dục
Giáo viên tốt cần có những y... Giáo viên tốt cần có những yếu tố nào ?
Từ hồi tìm trường tiểu học cho con, qua trò chuyện, mình thấy một số bố mẹ có chia sẻ rằng: “Cấp 1 thì cần phải chọn cô giáo tốt, nhờ vả cô để chăm só...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Trồng một cái cây Trồng một cái cây
“Và khi được hỏi về những cái cây: “Ông tìm thấy những cái cây này ở đâu vậy. Những cái cây đang vươn lên những vì sao ấy?”, thì Van Gogh đáp:“Đó là n...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Đọc sách cùng con Đọc sách cùng con
Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng có một hành trình đọc của riêng mình và học những bài học rất riêng về việc đọc sách. Bằng tình yêu với sách, mình cũ...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Vun trồng ước mơ [Làm máy ba... Vun trồng ước mơ [Làm máy bay]
Sau những lần được đi chơi xa bằng máy bay về, bé nhà mê tít. Và chắc hẳn bé nào đi máy bay rồi cũng thường khoe với mọi người xung quang phải không? ...
Đọc thêm...
Giáo dục
Gieo hạt "Tại sao?" trên cán... Gieo hạt Tại sao? trên cánh rừng tri thức
“Tại sao?” là câu hỏi của trí tuệ - tò mò khám phá tri thức. Bé nhà mình gần 5 tuổi, con đã biết quan sát cuộc sống. Chẳng cần phải dạy con hỏi “tại s...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Dạy nghề cho con [Nghề thiết... Dạy nghề cho con [Nghề thiết kế]
“Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi thì chính bạn cũng không hiểu điều đó”. Em vào nghề thiết kế và làm ở VTV cũng được 9 ...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua dự án
Hành trình thăm em [Nậm Pồ -... Hành trình thăm em [Nậm Pồ - Điện Biên]
NUÔI EM là hoạt động thiện nguyện uy tín mà bản thân mình biết từ lâu. Khi ấy mình và Hoàng Hoa Trung (chủ nhiệm dự án) tham gia cuộc thi Siêu Thủ Lĩn...
Đọc thêm...
Giáo dục
Biết, hiểu và yêu thương Biết, hiểu và yêu thương
"Suy cho cùng, người ta sẽ chỉ bảo vệ điều mình yêu. Người ta sẽ yêu điều mình hiểu. Và người ta chỉ hiểu điều mình biết. Ấy là cái biết, cái sự học, ...
Đọc thêm...
Dạy trẻ qua trải nghiệm
Cách chọn mua đồ chơi cho tr... Cách chọn mua đồ chơi cho trẻ
Trước đây, mình thấy cái gì hay hay là mua về cho con chơi. Kết quả là mình bị vợ mắng vì hay mua linh tinh. Lúc đầu xem đồ trẻ con dễ bị nghiện lắm, ...
Đọc thêm...
Giáo dục
Đánh giá một địa điểm vui ch... Đánh giá một địa điểm vui chơi từ góc nhìn khách quan
Vậy là cũng hơn một năm tớ và các bố mẹ trong group đưa con đi chơi và review chia sẻ địa điểm lại cho bố mẹ. Khi gặp nhau, các bố mẹ khác hay hỏi: “S...
Đọc thêm...
Giáo dục
Đi chơi với con như thế nào ... Đi chơi với con như thế nào ?
Mình làm thiết kế tại VTV nên công việc của mình có guồng quay nhanh, áp lực thèo dòng tin tức sự kiện. Do vậy, thời gian khó có thể định trước. Việc ...
Đọc thêm...
Trang 1/2
Kết bạn với tôi
FacebookInstagramPinterest
Chia sẻ về trang
@ Nguyễn Huy Hoan 2013
Đăng nhập
Đăng nhập
Hướng dẫn đăng nhập
Chào mừng bạn đến với Hoan trên trang hoandesign.vn. Trang tác nghiệp các bạn đang truy nhập dành để chia sẻ với anh chị em đồng nghiệp trong nghề. Các cá nhân sử dụng đều phải hiểu và tôn trọng bản quyền của tác giả. Nếu bạn muốn truy cập trang này vui lòng liên hệ với Huy Hoan.