6 case study chứng tỏ: Chân thành là chiến lược Marketing khôn ngoan nhất!
Chúng ta đã nói khá nhiều về vai trò của sự chân thành trong Marketing. Nhưng chân thành đến mức nào và thể hiện sự chân thành đó như thế nào cho khỏi ngô nghê mà vẫn hiệu quả thì lại là chuyện không đơn giản. Bài viết này không chỉ chứng minh cho bạn thấy sự đúng đắn của chiến lược Marketing chân thành, mà còn có nhiều phương thức thể hiện sự trung thực một cách rất sáng tạo, thu hút.
Trong số 6 ví dụ dưới đây về chiến lược Marketing chân thành, nhiều cái đến từ những thương hiệu huyền thoại, có cái chỉ là thương hiệu nhỏ hoặc đã “lỗi thời”. nhưng tôi tin rằng tất cả những ví dụ này đều có điểm thú vị mà qua đó bạn có thể học hỏi được nhiều ý tưởng.
1. Tôi không phải thương hiệu số 1
Thường thì trong các mẩu quảng cáo hay các chiến dịch Marketing, các thương hiệu luôn cố để khẳng định mình là người đầu tiên, là số 1 trên thị trường. Hẳn là, bạn cũng đã đọc được điều này trong rất nhiều cuốn sách triết lý Marketing: "Dù thị phần của bạn là bao nhiều thì cứ hành động giống như người lãnh đạo - giống như những giấc mơ của bất kỳ công chúa Disney nào, một ngày nào đó có thể trở thành sự thật".
Vậy thực tế, khi bạn cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô và công ty của bạn đang bị cạnh tranh bởi một doanh nghiệp lớn hơn, nhiều người biết hơn thì sao?
Công ty cho thuê xe Avis không những thừa nhận vị trí số 2 trên thị trường, họ còn quảng cáo nó. Và chiến dịch quảng cáo này đã trở thành một trong những chiến dịch quảng cáo thành công nhất mọi thời đại:
“Chúng tôi đứng thứ 2. Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa”.
Đây là mẫu quảng cáo đầu tiên, do Paula Green đến từ Agency “Doyle Dane Bernbach” viết năm 1962:
Các quảng cáo tiếp theo có nhiệm vụ liên tưởng vị trí số 2 của Avis với những lợi ích cụ thể: có nhiều xe trống hơn, xe mới hơn, nhiên liệu luôn đầy…
Chiến dịch này sau đó đã trở thành một chiến lược của Avis, giúp thị phần của họ tăng từ 18% lên 34% trong thời gian rất ngắn.
50 năm sau, Avis vẫn tích cực duy trì thông điệp này. Hãy thử nghĩ xem, có bao nhiêu dòng quảng cáo tồn tại sau 50 năm chứ?
Quảng cáo của Avis 50 năm sau…
2. Bám sát những điều hiển nhiên…
Trong một thế giới mà mẫu ô tô yêu thích của khách hàng thường như thế này:
Bạn sẽ làm gì để bán được những chiếc xe kiểu này chứ?
Hẳn là chúng ta không thể tự lừa mình là “xe này đẹp lắm”.
Với mẫu thiết kế xe “xa rời thời đại” như trên, đúng ra Volkswagen có thể từ chối sản xuất nó. Tuy nhiên thực tế lại khác. Thay vì trốn tránh sự thật, họ lại biến điều này thành huyền thoại của toàn bộ chiến dịch: “Chỉ xấu bên ngoài thôi”.
Google từ khóa “Classic VW Beetle ads” và bạn sẽ thấy cực nhiều những mẫu quảng cáo thật thà và thú vị kiểu này. Tất cả đều là tác phẩm của Tập đoàn truyền thông Doyle Dane Bernbach – DDB World Wide trong thời hoàng kim của họ.
Thi thoảng, Volkswagen còn tung ra những mẫu quảng cáo rất “đúng trend”.
“Xấu thì xấu thật, nhưng chính nó đã đưa bạn tới đây”.
Những gì mà Volkswagen và DDB làm ở đây không chỉ là viết lại định nghĩa về quảng cáo ô tô và đưa Beetle trở thành một trong những thương hiệu ô tô thành công nhất trong lịch sử. Họ còn mở ra một dòng sản phẩm mới với tiềm năng mang lại lợi nhuận trong hàng thập kỷ (và vẫn phát triển đến ngày nay).
Volkswagen đã trở thành một thương hiệu xe hơi đầy tự tin, vui vẻ, đáng yêu, và họ dễ dàng đạt được điều đó mà không phải hy sinh những giá trị như chất lượng và tính toàn vẹn.
>> 2 thương hiệu trên đánh vào tâm lý nào của khách hàng "tự ti" chăng?
Xem thêm 5 cách đưa customer insight đánh trúng tâm lý khách hàng 100%
3. Khách sạn giá rẻ tự khen ga giường bẩn
Khi Hans Brinker – một khách sạn giá - không - rẻ ở Amsterdam tăng số giường (lưu ý: số giường trong một phòng, chứ không phải tăng số phòng của khách sạn) và tăng giá, họ hiểu rằng họ cần một chiến dịch Marketing sáng tạo.
May mắn là họ đã chọn được agency đặc biệt không kém - Kessels Kramer.
Khách sạn thì trông bình thường như thế này:
Cận cảnh nội thất căn phòng giá - không - rẻ - lắm:
Vậy mà chiến dich quảng cáo của họ đã trở thành ví dụ điển hình cho triết lý Marketing bằng sự trung thực: biến điểm yếu thành điểm nhấn.
Sau đây là một số mẫu quảng cáo trong chiến dịch:
Ra héo, vào tươi…
Không thể tệ hơn được nữa, nhưng chúng tôi vẫn sẽ cố gắng nhất có thể…
Để biết được rằng chiến dịch này đã thu hút khách hàng tiềm năng (những người trẻ, không bận tâm đến sự bừa bộn của khách sạn và không có nhu cầu ngủ lại phòng ngay lập tức) như thế nào, hãy xem một review trên Trip Advisor – trang thông tin về book dịch vụ du lịch uy tín:
Không thể phàn nàn: Tôi đến đây trong một chuyến đi của trường Đại học. Ban đầu tôi hơi hoảng hốt trước dòng quảng cáo của họ: “Khách sạn tệ nhất thế giới”, và thực ra tôi còn hơi ghét các khách sạn giá rẻ (hostel) kiểu này nữa. Nhưng mọi thứ lại rất sạch sẽ và dễ chấp nhận. Lựa chọn tuyệt vời cho du khách trẻ. Ở trong phòng có 6 giường, mỗi giường có chăn ga trắng đã trải sẵn, điều hơi hiếm gặp ở các hostel.
4. Tự nhận là mình xấu
Bạn vừa mua một tòa nhà văn phòng lớn ở một khu vực khá tốt. Nhưng thiết kế của nó trông như thế này:
Có lẽ bạn chỉ có đủ tiền để sửa hành lang mà không có tiền làm nội thất nên mới chọn phương án ốp kính cả tòa nhà như thế này.
Thế là, để thu hút người thuê văn phòng, bạn có thể bỏ qua không nói về diện mạo của tòa nhà, chỉ quảng cáo về giá cả, vị trí, tiện nghi thôi. Nhưng bạn cũng có thể nói thẳng lên sự thật về tòa nhà của mình: Ngoài xấu, trong xinh.
Thực tế là, công ty sở hữu tòa nhà đã đặt tên cho nó là Ugli (chơi chữ với từ Ugly: xấu) và tương ngay chữ này lên mặt ngoài tòa nhà với dòng chữ to gần 4 mét.
Tóm lại là, họ thấy vui khi thu hút khách hàng tiềm năng mà không cần lẩn tránh những lời chê bai. Công ty sở hữu tòa nhà muốn những tòa nhà của họ tự nói lên họ là ai. Ngay cả website cũng thế:
Xin chào. Bọn tôi xấu, anh có khi cũng thế.
5. Thôi nói những điều nhảm nhí
Quảng cáo mảng ngân hàng dường như lúc nào cũng quanh đi quẩn lại với những cụm từ quen thuộc về giá trị, sự tin cậy, sự an toàn… trong khi thực tế dịch vụ khách hàng của họ lại không được như vậy.
Thê là chiến dịch Marketing đầy trung thực của ngân hàng Hyposwiss (Thụy Sĩ) đã mang lại làn gió mới:
Chúng tôi yêu khách hàng vì tiền của họ.
Họ yêu ngân hàng này vì sự thật thà của chúng tôi.
Chiến dịch này còn sở hữu nhiều câu headline ấn tượng không kém như: “Nếu bạn muốn số tiền trong tài khoản tăng gấp đôi, vui lòng gửi vào gấp đôi số dư đang có”.
6. Công khai tất cả
Dịch vụ chuyển tiền tận tay Transferwise đã công khai những nhận xét thật của khách hàng trên website của họ, ngay cả khi đó là nhận xét tiêu cực. Ví dụ như:
Tỉ giá rất tốt, tốt hơn các hãng khác nhiều. Nhưng tốc độ chuyển cần nhanh hơn chút. Với giao dịch của tôi, mất 5 ngày làm việc để lấy tiền đấy.
Bạn có thấy vấn đề ở đây là gì không? Nếu bạn muốn, rất rất muốn chuyển tiền đi ngay lập tức, TransgerWise không phải lựa chọn tôt nhất. Nhưng nếu bạn không phiền với việc phải chờ đợi, họ sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền.
Tự họ nhận như vậy, lấy được lòng tin của bạn ngay. Đó chính là cách mà Marketing chân thành trở nên hiệu quả.
>> MAM studio cũng xin bật mí "bí mật" quy trình làm phim của mình cho các bạn cùng tham khảo.
Bài học còn lại
Từ những case study trên, MẦM nghiệm ra được rằng:
- Chân thành luôn mang lại sự ngạc nhiên. Bởi vì Marketing thường hiếm hoàn toàn trung thực.
- Chân thành là một nét đẹp. Mọi người thường thích những người tự giễu mình hơn là những kẻ nói khoác. Marketing trung thực giúp bạn tránh được những người “sẽ chẳng mua hàng bất kể bạn quảng cáo như thế nào”.
- Marketing chân thành giúp bạn thu hút được khách hàng tiềm năng – những người có khả năng mua cao hơn 9 - 17 lần.
- Sự chân thành tạo ra sự tin cậy - điều khó xây dựng nhất trong thế giới Marketing.
- Chân thành là biểu hiện của sự tự tin. Nếu không tự tin thì làm sao bạn dám “xấu khoe, tốt che” nhỉ.
- Marketing chân thành giúp bạn tập trung vào cuộc chiến mà bạn có thể thẳng. Khi nguồn lực của bạn có hạn chế, việc tìm ra một điểm để tập trung không phải là một điều tốt hay sao.
Còn chiêm nghiệm nào rút ra được từ những case trên không nhỉ? Bạn chia sẻ với Mầm nhé!
Nguồn tham khảo: Doug Kessler (velocitypartners.com).