Bí quyết đưa sự chân thành vào Content marketing
Số lượng website năm 2016 đạt mức gần 1 tỷ trang. Content trên internet trở nên bão hòa và độc giả trở nên chai sạn với những thông tin nhàm chán, phải chăng đã đến lúc marketer chúng ta nhìn lại mình và cân nhắc sự chân thành
Chân thành ngay từ khi giật title
Tít luôn là một trong những phần quan trọng nhất của mọi sản phẩm content. Nó có vai trò quyết định xem người đọc có click vào bài và tiếp tục theo dõi phần còn lại của bài viết.
Giật tít là thói quen và kỹ năng tất yếu của mọi người viết nội dung, nhưng mọi thứ sẽ phản tác dụng khi bạn đi quá giới hạn.
Tít kiểu “chim mồi” đang lan tràn trên toàn bộ Internet ngày hôm nay. Những tiêu đề gây xúc động này nhằm lôi kéo mọi người nhấp qua nội dung, nhưng thường không đại diện chính xác bài viết.
Mọi người đang trở nên miễn nhiễm với những tiêu đề mà thực sự không cung cấp bất kỳ nội dung hữu ích. Vì vậy, ngừng viết tiêu đề như "7 cách để kiếm được một triệu đô la trong một tuần! Người đọc sẽ không tin vào cái số 3 hoặc số 5 đâu.
Thay vào đó, bạn có thể thử một vài tiêu đề thực sự trung thực. Nó vừa hiệu quả, vừa không nhàm chán. Ví dụ như trong Inbound.org, rất nhiều bài báo hàng đầu là những trải nghiệm thực tế , trong đó các biên tập viên thừa nhận và cố gắng vượt qua những sai sót của họ:
• Lời thú tội của một kẻ Spam trên Google
• Bạn học được gì từ một người đã phí 600 nghìn đô cho Facebook Ads
• Content của tôi chỉ viral khi thế giới của tôi sụp đổ
|
Chân thành khi viết nội dung
Yếu tố then chốt của content marketing là tạo ra nội dung có giá trị cho khán giả của bạn. Nếu bạn phóng đại giá trị của nội dung, người đọc sẽ thất vọng sau khi đọc bài và phát hiện ra rằng nó không thực sự mang lại những gì bạn hứa hẹn.
Vì vậy, tránh viết những nội dung theo kiểu hứa hẹn, bất khả thi. Độc giả thông minh chỉ cần nhìn title là đã không muốn click rồi. Phương án tốt nhất khi bạn muốn viết những nội dung kiểu này là hãy chia sẻ những lời khuyên thực tế từ kinh nghiệm và thành tựu của chính bạn.
Đừng viết về “giảm cân” khi bạn chưa từng béo…
Chân thành khi làm Opt-Ins
Opt-Ins là từ viêt tắt của cụm từ opting – in ( hay còn gọi Subscribe): dùng để chỉ việc khách hàng chủ động đăng ký nhận thông tin mới qua email, bằng cách cung cấp địa chỉ email của mình cho một trang web cụ thể.
Hãy tham khảo một trang web nổi tiếng về content, ví dụ như trang: Wait But Why. Khi bạn vào trang web này, một hộp thoại sẽ mở ra (pop – up), nhưng không phải kiểu hộp thoại kêu gọi subcribe mà bạn vẫn hay gặp đâu.
Nội dung của pop-up này mạnh dạn tuyên bố một sự thật: không ai thích gặp phải pop-up khi vừa vào trang web cả.
Nhưng trong trường hợp bạn thực sự quan tâm tới thông tin ở trang web này thì sao? Hẳn là bạn sẽ muốn đăng ký Subcribe để nhận tin thường xuyên qua email chứ nhỉ. '
Toàn bộ nội dung website này là một ví dụ mẫu mực cho sự chân thành trong content marketing. Người điều hành trang web đã dành nhiều tâm sức và khiếu hài hước để website không chỉ đẹp về phần nhìn mà còn rất “có tâm” về mặt nội dung.
Họ sử dụng pop-up để mở rộng danh sách độc giả subcribe nhưng đồng thời cũng luôn thừa nhận rằng những cửa sổ pop-up này gây phiền nhiễu cho độc giả.
Cách nhìn thú vị này hẳn sẽ khiến người đọc cảm thấy được đồng cảm và không thấy phiền vì pop-up nữa, thậm chí còn vui vẻ mà nhấn nút subcribe.
Chân thành khi quảng cáo
Người làm quảng cáo từ lâu đã nhận ra giá trị của việc trung thực trong quảng cáo. Một trong những ví dụ kinh điển nhất là chiến dịch “Chúng tôi sẽ cố gắng hơn" của Avis – một công ty cung cấp dịch vụ cho thuê xe.
Chúng tôi chỉ đứng thứ hai, nên chúng tôi sẽ cố gắng hơn!
Chân thành khi gửi Email Marketing
Lại một ví dụ hay nữa từ Wait But Why (WBW).
Thay vì những email ngắn ngủn “Cảm ơn vì đã Subcribe” như nhiều trang web khác, WBW gửi cho độc giả một email dài, đòi hỏi độc giả làm một số việc cho WBW.
Nhưng những yêu cầu này đều khá hợp lý nên người nhận vui vẻ cung cấp thông tin luôn. Họ đã làm được điều mà đa số người làm email marketing khác không nhận ra:
Để email không bị xếp vào thư mục spam: việc Subcribe sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu cuối cùng email bị xếp vào thư mục spam. WBW thừa nhận điều này với khách hàng và khéo léo đề xuất với khách hàng một ngoại lệ: thêm email của WBW vào danh sách liên lạc để email của WBW không bị chuyển tới thư mục spam nữa.
Dùng email như một cách tăng traffic websie: WBW không gửi bài viết đầy đủ qua email mà chỉ gửi những link hấp dẫn nhất. Họ chân thành giải thích với người nhận rằng: chúng tôi làm điều này không hẳn vì muốn tăng traffic cho website, mà vì chúng tôi muốn bạn có trải nghiệm tốt hơn khi đọc trên web (thay vì đọc trực tiếp trên email).
Không trả lời thư tự động: Đa số email marketing được gửi đi mà không cần nhận lại hồi đáp. Do đó marketer sử dụng email dạng noreply@email.com để gửi thư cho khách hàng và nhắn khách hàng “không trả lời lại thư dạng này”. Với WBW thì khác, họ nhắn nhủ một cách lịch sự rằng: bạn có thể gửi email và chúng tôi sẽ tiếp nhận, nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng trả lời được ngay.
Việc này có vẻ hơi thừa thãi, nhưng còn hơn là không nói gì; để rồi khách hàng gửi thư đi và nhận về một cái “no reply” khác.
Bán sản phẩm: không phải là WBW không bán hàng. Nhưng họ không viết những email màu mè, thúc giục khách hàng “hãy mua sản phẩm này vì nó sẽ thay đổi cuộc đời bạn”.
Tùy chọn bỏ theo dõi: Nhiều người làm email marketing hay vờ như không tồn tại cái gọi là quyền tùy chọn bỏ theo dõi của khách hàng. Có người còn thiêt kế nút unsubscribe mờ nhạt nhất có thể hay thiết kế quy trình unsubscribe lằng nhằng, phức tạp nhất.
WBW chỉ nói với bạn là bạn có unbusbcribe một cách dễ dàng, lúc nào cũng được mặc dù điều đó làm họ rất buồn. Câu này nghe như kiểu “xin rủ lòng thương”, nhưng mà thực tế họ cũng rất thật thà đấy chứ.
>> Các thể loại phim quảng cáo giúp bạn đếm gầm hơn với khách hàng
Lời kết
“Trung thực là con đường tốt nhât” – quan niệm này tưởng như đã cũ nhưng lại rất phù hợp với xu hướng content marketing ngày nay. Sự trung thực, chân thành trong marketing sẽ gây dựng lòng tin trong độc giả và thu về khách hàng tiềm năng.
Đã đến lúc quăng những cuốn sách nguyên lý marketing cứng nhắc và bắt đầu trung thực nhất có thể.
Bạn có nghĩ bài viết này đã đủ chân thành? Hãy chia sẻ những suy nghĩ trung thực của bạn về bài viết này ở phần comment nhé!
Nguồn: Azfar Hisham http://seopressor.com/