Thật khó tin: Chỉ cần thay đổi font chữ, bạn đã góp phần bảo vệ môi trường!
Một cậu bé 14 tuổi người Mỹ bất ngờ trở nên nổi tiếng sau khi lên tiếng nhắc nhở chính phủ Mỹ tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm bằng việc chuyển sang sử dụng font chữ Garamond trong mọi tài liệu in của họ. Mặc dù tuyên bố của cậu chưa thực sự chính xác nhưng nó đã đánh động chúng ta về một vấn đề mà mọi người thường bỏ qua: quả thật là có một số font chữ cần nhiều mực in hơn hẳn.
Nhiều mực in hơn một chút thì liên quan gì đến môi trường?
Việc sử dụng nhiều mực hơn có nghĩa là quá trình in ấn sẽ kéo dài hơn, đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều điện hơn. Khi một máy in phải đổ mực in, chúng ta sẽ mất thêm chi phí đóng gói và vận chuyển máy hoặc hộp mực.
Trong khi đó, các hộp mực cũ bị vứt bỏ sẽ tạo ra chất thải nhựa và kim loại. Khi một máy in phải đặt thêm mực in, nó phải được sản xuất và vận chuyển, trong khi các hộp mực bị vứt bỏ tạo ra chất thải nhựa và kim loại. Tất cả những điều này có tác dụng phụ của việc tạo ra lượng phát thải CO2 và tăng lượng khí thải carbon của bạn.
Khi một thiết kế sử dụng ít mực hơn, nó cũng có nghĩa là nếu sản phẩm cuối cùng được tái chế, nhà máy sẽ không phải sử dụng nhiều năng lượng tước mực từ giấy. Ngoài ra, việc tẩy trắng ít hơn sẽ là cần thiết, nghĩa là ít hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
Hãy chọn font chữ “thân thiện với môi trường”
Khi nói đến việc chọn font chữ tiết kiệm mực in, không thể không đề cập đến vấn đề kích thước. Bề mặt font chữ nhỏ sẽ tiết kiệm mực in hơn. Bạn hãy tìm những font chữ được xếp vào nhóm Thin, Condensed hoặc Narrow vì những font chữ này đều được thiết kế để sử dụng ít mực in hơn.
Một ví dụ đơn giản: font chữ mặc định phổ biến mà ai cũng biết - Times New Roman là một font chữ “kinh tế” vì các ký tự đều khá mỏng.
Một nguyên tắc đơn giản khác là lựa chọn các phông chữ không chân. Rõ ràng là việc thêm chân vào font chữ sẽ khiến bạn tốn nhiều mực in hơn. Tất nhiên đây không phải là một quy tắc cứng nhắc vì đôi khi font chữ có chân như Times New Roman lại tiết kiệm mực hơn cả font chữ không chân, size lớn.
Quan trọng hơn là, dù bạn chọn font chữ nào thì tài liệu của bạn khi in ra phải là một tài liệu sử dụng được. Đừng vì tiết kiệm mực mà in quá nhỏ, quá mờ… để rồi người đọc không thể xem được và vứt bỏ tài liệu. Thế là, tất cả những nỗ lực chọn font chữ, tiết kiệm mực để cải thiện môi trường của bạn đã đổ sông đổ bể.
Để tiện cho bạn lựa chọn font chữ, MẦM Studio xin giới thiệu một số font chữ tiết kiệm mực tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
1. Ryman Eco
Font chữ miễn phí Ryman Eco được sáng tạo bởi Ryman Stationery – một công ty chuyên cung ứng chuỗi cửa hàng đến từ Anh Quốc. Ryman Stationery ca ngợi font chữ này là “font chữ phát triển bền vững đẹp nhất” vì nó sử dụng mực in ít hơn 33% so với các phông chữ tiêu chuẩn, đồng thời có độ thẩm mỹ khá cao.
Chữ cái trong font chữ Ryman Eco rỗng ở phần giữa với những đường kẻ rất nhỏ, nhưng khi in ở kích thước vừa đủ, khán giả sẽ khó nhận ra vì các đường mực nối tiếp với nhau. Khi in kích thước lớn, khoảng rỗng giữa các chữ cái rõ ràng hơn nhưng không gây mất thẩm mỹ, mà còn giúp thiết kế của bạn thu hút khách hàng.
2. Ecofont Sans
Ryman Stationary không phải công ty duy nhất có hứng thú với việc tiết kiệm mực in. Một doanh nghiệp khác tên là Ecofont đã thiết kế font Ecofont Sans và đăng ký sở hữu trí tuệ cho sáng tạo của mình.
Với những chấm nhỏ li ti trên mặt ký tự, Ecofont Sans giúp bạn tiết kiệm mực mà không ảnh hưởng đến chất lượng bản in khi in ở kích thước nhỏ.
Doanh nghiệp này còn cung cấp một phần mềm cho phép bạn biến những font chữ thông thường như Arial, Calibri, Verdana, Times New Roman,Trebuchet MS thành kiểu font có chấm nhỏ bên trong như Ecofont Sans vậy.
Khi sử dụng phần mềm Ecofont software, bạn có thể giảm lượng mực sử dụng lên tới 50%. Chỉ tiếc là, cả font chữ lẫn phần mềm Ecofont đều không miễn phí.
3. Courier
So với font Garamond, font chữ Courier tiêu chuẩn sử dụng các chữ cái mỏng nhưng không quá nhỏ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không cần phải tăng kích thước bản in khi muốn văn bản in ra có thể đọc được.
Courier là một kiểu chữ mang phong cách Retro nên nó sẽ khó tương thích với mọi thiết kế. Nhưng cũng chính điều này giúp Courier trở thành font chữ rất tiết kiệm. Nó vốn được thiết kế để dùng trên máy chữ, nên tiết kiệm mực là tiêu chí hàng đầu.
4. Century Gothic
Một lần nữa, chúng ta phải gửi lời cảm ơn đến ngành công nghiệp in thuở sơ khai. Những font chữ cổ điển như Century Gothic vốn được thiết kế để khi in xong, hiệu quả đọc đạt mức tối đa mà việc sử dụng mực ở mức tối thiểu.
Đây còn là font chữ sans serif (không chân) nên nó sẽ tiết kiệm mực hơn những font chữ có chân nếu in cùng kích thước.
Century Gothic có một hạn chế là độ rộng của ký tự khá lớn. Điều này có nghĩa là nó sẽ chiếm nhiều diện tích hơn khi in và khi in ở số lượng lớn, hẳn là bạn sẽ phải dùng nhiều chữ hơn bình thường.
5. Brush Script
Nghe có vẻ rất kỳ lạ, nhưng Brush Script thực ra lại tiết kiệm mực in hơn Times New Roman, ngay cả khi bạn thêm các định dạng cho văn bản của mình. Đây là font chữ khá khó đọc nên nó phù hợp để làm tiêu đề hoặc logo, và nó sẽ giúp bạn tiết kiệm mực hơn so với các font chữ đậm thông thường.
Điều quan trọng là tìm cân bằng được các yếu tốt thẩm mỹ, dễ đọc và thân thiện với môi trường. Nếu bạn không thể sử dụng những font chữ tiết kiệm mực thì hãy bảo vệ môi trường bằng cách dùng giấy tái chế và sử dụng hiệu quả các bản in.
Các cách khác để tiết kiệm sử dụng mực in
Thực tế là không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng font chữ tiết kiệm mực. Công việc thiết kế luôn đòi hỏi sự sáng tạo và thẩm mỹ nên bạn không thể dùng đi dùng lại vài font chữ như trên được.
Vì thế, khi muốn giảm lượng mực in sử dụng, có nhiều cách mà bạn có thể làm:
- Về lâu dài, bạn có thể giảm kích thước font chữ. Những font chữ “nhỏ tự nhiên” như Garamond có thể coi là thân thiện với môi trường. Cụ thể là, văn bản được in bằng font Garamond cỡ 12 sẽ nhỏ hơn văn bản được in bằng cỡ chữ 12 của các loại font khác.
- Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm mực, nhưng văn bản cũng có thể khó đọc hơn. Cách tốt nhất là giảm cỡ chữ của loại font bạn đang sử dụng và dùng công nghệ in giúp tăng khả năng đọc.
- Văn bản in đậm đương nhiên cần lượng mực nhiều hơn văn bản thông thường. Vì thế, khi muốn nhấn mạnh nội dung nào trong văn bản, bạn hãy in nghiêng thay vì in đậm.
- Ưu tiên những nội dung ngắn gọn và cách diễn đạt trực tiếp. Thay vì viết cả đoạn văn dài, hãy diễn tả ý tưởng của mình thành gạch đầu dòng.
Tạo nên sự khác biệt
Là một nhà thiết kế ấn phẩm, bạn không thể lúc nào cũng yêu cầu khách hàng cùng mình “thân thiện với môi trường” được. Đôi khi khách hàng chỉ cần những ấn phẩm rực rỡ bắt mắt mà không bận tâm đến vấn đề lãng phí tài nguyên.
Nhưng khi bạn gợi ý cho khách hàng về việc sử dụng font chữ tiết kiệm mực thì sao? Điều đó sẽ giúp bạn trở nên khác biệt trong mắt khách hàng. Càng nhiều người dám khác biệt, những chuyện “lạ lùng” như sử dụng font chữ tiết kiệm mực lại trở nên bình thường, tất nhiên, phổ biến.
Vì vậy, hãy lan tỏa những thay đổi tích cực nhờ vào chính phong cách khác biệt của bạn!
Nguồn: - vladimir gendelman
- http://www.companyfolders.com/
Xem thêm 10 phim hoạt hình chủ đề môi trường