Ảnh Hoan
Việt Nam
Điện thoại: +84 ( 0) 902 237 889
Email: hoandesign01vn@gmail.com
Thiết kế sân khấu
Đạo cụ sân khấu: điểm nhấn tinh tế trong thiết kế sân khấu.
Ngày đăng: 07/10/2015 - 12678 lượt xem

1. Đạo cụ là gì ?

Đạo cụ là những đồ vật thật hoặc làm giả như thật dùng cho hoạt động diễn xuất của diễn viên. Hiện nay, mình chưa tìm thấy tài liệu trong ngành sân khấu Việt Nam ghi chép rõ ràng về đạo cụ sân khấu. Cũng như có nhiều tài liệu chia trang phục riêng, đạo cụ riêng. Tạm thời theo kinh nghiệm của bản thân đưa ra 3 mục đạo cụ như sau:
- Đạo cụ diễn xuất bao gồm đồ dùng, dụng cụ, phụ đạo tương tác với màn trình diễn của diễn viên. Đây thường là đạo cụ loại nhỏ: loại nhỏ dành cho các diễn viên sử dụng khi biểu diễn như chai, cốc, sách, súng, gươm, vv.
- Đạo cụ trang trí bối cảnh ( ĐC trang trí) tạo không khí và đặc điểm của môi trường, phụ hoạ thêm tính cách riêng của nhân vật. Đây thường là đạo cụ loại lớn bao gồm các đồ vật tĩnh bày trên sân khấu như bàn ghế, giường tủ, vv...
- Phục trang: phụ hoạ thêm tính cách riêng của nhân vật tạo không khí và đặc điểm của môi trường, phụ hoạ thêm tính cách riêng của nhân vật.

 

Đạo cụ mặt nạ tuồng


Mặt nạ tuồng.


2. Đạo cụ sân khấu có thể tìm thấy ở đâu ?

Bạn có thể thấy chúng ở bất kỳ đâu, hay ở bất cứ nơi nào mà những diễn viên biểu diễn, tất cả mọi thứ xung quanh đều có thể trở thành đạo cụ ảo thuật, và nếu như diễn viên có thể tận dụng những đồ vật tưởng chừng như bình thường ấy thì chắc chắn chúng làm tăng hiệu quả cho màn tiết mục của diễn viên.

Vậy nếu đạo cụ yêu cầu mô tả không khí trên sân khấu ? Những đạo cụ này rất khó kiếm được ở xung quanh chúng ta. Nếu một đạo cụ đòi hỏi không gian lịch sử ở thời vua Lê, chúng ta có thể tìm thấy chúng ở bảo tàng lịch sử.

Nếu đạo cụ đòi hỏi một không gian được mô tả  màn diễn ? Nếu một đạo cụ đòi hỏi không gian Tây Nguyên, chúng ta có thể tìm ở Bảo tàng Dân tộc. Không phải đùa, chúng tôi vẫn thường làm như thế nhưng với điều kiện tiên quyết là phải gìn giữ nó một cách cẩn thận. Và phải hiểu được giá trị của đồ vật đó là giá trị lịch sử, một thứ không thể mua lại được bằng tiền.

Vậy còn nếu đồ phụ hoạ thêm cho tính cách của nhân vật ? Cái này thì có thể đơn giản hơn, chúng ta có thể tự chuẩn bị đồ theo style mà các nhà thiết kế đã chỉ ra cho chúng ta: hiphop, đồ lính (military), đồ hoài cổ (vintage)… Đa số các quần áo có thể tìm được ở tủ quần áo của bạn bè, bố mẹ, ông bà… Nhưng có một số quần áo lịch sử như áo của vua chúa, quan chức, lính tráng ngày xưa thì phải đến các shop cho thuê trang phục để tìm ?

Và có những đạo cụ chúng ta tìm đỏ mắt cũng không thấy nó ở xung quanh chúng ta ? Vậy phải làm thế nào ? Đừng lo, ở Việt Nam có đào tạo một đội ngũ chuyên làm về đạo cụ.

3. Ai là người làm đạo cụ ?

Hiện nay, ngành sân khấu Việt Nam được chia thành 2 ngành hoạ sỹ thiết kế sân khấu và hoạ sỹ phục trang.
Người sản xuất Đạo cụ diễn xuất và Đạo cụ trang trí là hoạ sỹ thiết kế sân khấu. 
Còn phục trang thì do hoạ sĩ thiết kế trang phục đảm trách. Nhiều chương trình lớn và được đầu tư thì sẽ chia thành tổ hoạ sỹ bao gồm Hoạ sỹ thiết kế, Hoạ sỹ đạo cụ, Hoạ sỹ phục trang. Trong đó hoạ sỹ thiết kế có vai trò tổ trưởng.

Tuy rằng Việt Nam có ngành nghề chuyên biệt để sản xuất đạo cụ như hoạ sỹ thiết kế sân khấu và hoạ sỹ phục trang cho sân khấu. Nhưng theo quan điểm riêng của tôi, giữa hoạ sỹ là diễn viên, ai là người thực hiện đạo cụ đều có lợi thế như nhau. Hoạ sỹ có kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện 1 cách chuẩn xác và đẹp theo mặt bằng thị hiếu chung. Người diễn viên là người trực tiếp sử dụng hay đạo diễn lại là người hiểu rõ và có ý đồ trong mỗi vở diễn. Đạo diễn lại có con mắt nhìn tổng thể về sự tương tác của diễn viên với đạo cụ trên sân khấu để phối hợp với các hiệu ứng hình ảnh khác. Vì vậy khi thực hiện đạo cụ, hoạ sỹ, người diễn viên và đạo diễn cần ngồi lại với nhau để bàn bạc và lựa chọn ai là người am hiểu nhất về tiết mục đó sản xuất.

Đạo cụ vốn là thứ ko rạch ròi trong nghề thiết kế sân khấu. Trong tên gọi nó dễ nhầm lẫn với phông cảnh trang trí. Trong việc thực hiện nó dễ bị nhầm lẫn giữa người sản xuất với cả đồ của diễn viên. Theo tôi nên để tính chất của đạo cụ đó quyết định ai là người cần chuẩn bị. Để có được 1 đạo cụ tốt thì đạo cụ cần 1 người am hiểu và chăm chút cho nó.



Ảnh chụp khẩu pháo đạo cụ của Trung tâm Mỹ thuật – Đài truyền hình Việt Nam. 

4. Khi nào thì làm đạo cụ ?

Bên cạnh những đạo cụ dễ dàng kiếm được trong đời thường thì những đạo cụ "khó kiếm" thì sẽ phải nhờ đến bàn tay của hoạ sỹ đạo cụ thực hiện như: đồ đắt tiền không mua được, đồ cổ trang - đồ lịch sử, đồ chỉ có trong tưởng tượng, đồ có sẵn nhưng phải chế vì một tính năng đặc biệt nào đó.

Tuỳ theo yêu cầu của tiết mục mà chúng ta chú trọng tới đạo cụ.
- Với đạo cụ diễn xuất là đạo cụ để phục vụ cho diễn xuất của diễn viên. Có nghĩa là khi diễn viên cần đạo cụ phục vụ cho màn trình diễn của họ thì phải có. Đạo cụ diễn xuất ít lựa chọn hơn và phải tỉ mỉ kỹ càng hơn nhiều so với đạo cụ trang trí.
- Đạo cụ trang trí là đạo cụ xuất hiện trên sân khấu nhằm mô tả không gian, không khí và thời gian trên sân khấu. Vì vậy đạo cụ trang trí có thể dễ dàng thay thế cho phù hợp với kinh phí và điều kiện của chương trình. Trong các sân khấu lịch sử, ĐC rất quan trọng, các vật dụng và chi tiết nhỏ cần được nghiên cứu kĩ lưỡng vì nó giúp phản ánh đúng dấu ấn của thời đại.

Với công nghệ vi tính hiện nay thì việc thể hiện đạo cụ có thể được chuyển sang cho kỹ xảo vi tính nhưng sẽ khó đem lại cảm giác như thật cho người xem. Thêm nữa nó không tạo cảm xúc cho diễn viên. Và nghiễm nhiên trên sân khấu trực tiếp thì đạo cụ bắt buộc phải có chứ không thể thay thế được bằng đồ hoạ vi tính.

5. Tại sao lại phải làm đạo cụ ?


Đạo cụ sân khấu tăng cường khả năng của một diễn viên để truyền đạt những cảm xúc thâm sâu. Khi được sử dụng đến hiệu lực tối đa, nó tăng thêm tia sống động vào màn diễn, hình thành hình ảnh tuyệt vời của vẻ đẹp và lộng lẫy trên sân khấu.

Bên cạnh đó đạo cụ tạo không khí và đặc điểm của môi trường, phụ hoạ thêm tính cách riêng của nhân vật, phụ hoạ thêm tính cách riêng của nhân vật tạo không khí và đặc điểm của môi trường, phụ hoạ thêm tính cách riêng của nhân vật.

Đạo cụ sân khấu hiện nay không chỉ tương tác với diễn viên mà còn tương tác với các hình ảnh trên sân khấu như màn LED, ánh sáng, âm thanh. Đạo cụ và diễn viên luôn là tâm điểm của tổng hoà các hiệu ứng trên sân khấu.


Ảnh katy perry mang cả ngựa lên sân khấu
Nguồn: http://blog.ticketmaster.co.uk/music/katy-perry-kick-tour-style-5622


6.Làm đạo cụ như thế nào ?

Đạo sân khấu có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau hoặc là các vật có sẵn nếu thấy thích hợp với phong cách và yêu cầu nghệ thuật của vở diễn. Ví dụ ở các sân khấu kịch nói thì đạo cụ thường là các đồ dùng có thể dễ dàng tìm thấy xung quanh. Ở các hình thức sân khấu kịch hát truyền thống phương Đông như tuồng, chèo Việt Nam; hí khúc Trung Quốc, ĐC sân khấu thường được ước lệ và cách điệu hoá, tương ứng với tính ước lệ của nghệ thuật biểu diễn....

 


Khẩu pháo được làm bằng các vật liệu thông dụng như xốp, gỗ dán, ống nhựa...
 

Một đạo cụ sân khấu tốt theo mình gồm các yếu tố sau:
- Tinh xảo như 1 tác phẩm nghệ thuật: Đạo cụ là điểm nhấn của tiết mục và cũng là điểm nhấn của diễn viên nên thường rất được chú ý. Trong sân khấu truyền hình thì những cảnh quay cận diễn viên thường sẽ có cả đạo cụ nên cần được trau chuốt.
- Hình thức của đạo cụ sân khấu phải phù hợp với tiết mục của diễn viên: Đạo cụ phải đúng với thời kỳ lịch sử mà tiết mục nói đến. Hay phải đúng với không gian bối cảnh của sân khấu... Đạo cụ là thứ nếu đúng thì khán giả không để ý đến nhưng nếu sai thì sẽ phản ứng ngay lập tức.
- Công năng của đạo cụ phải phù hợp với mục đích sử dụng của diễn viên: Giả sử tiết mục cho anh người dân vác đá ném địch thì đá ắt phải làm bằng xốp mới nhẹ. Còn nếu là tiết mục anh chị em dân quân tải đạn sau đó sẽ dùng để ngồi nghỉ thì thùng gỗ phải được làm bằng gỗ để có thể ngồi được.


Kết luận: Đạo cụ sân khấu trong thiết kế sân khấu nói chung và thiết kế truyền hình nói riêng là những chi tiết nhỏ trong sân khấu nên thường dễ bị bỏ qua hoặc thay thế nếu không được đáp ứng tốt. Điều này khiến đạo cụ bị coi nhẹ. Nhưng một tác phẩm nghệ thuật luôn cần chú ý tới cả những chi tiết nhỏ nhất để tạo ra sự khác biệt và tinh tế. Những đạo cụ nếu được chú trọng làm điểm nhấn cho sân khấu, nhất định sẽ làm cho tiết mục trở nên thú vị và sân khấu trở nên nóng hơn.


Huy Hoan

Thiết kế sân khấu
Kinh nghiệm khảo sát mặt bằn... Kinh nghiệm khảo sát mặt bằng sân khấu sự kiện.
Khảo sát mặt bằng sân khấu là một khâu quan trọng trong quá trình thiết kế sân khấu. Nếu đi khảo sát không kỹ sẽ gây ra thiếu thông tin trong quá trìn...
Đọc thêm...
Thiết kế sân khấu
Chuyện cái sàn: Chọn vật liệ... Chuyện cái sàn: Chọn vật liệu làm ngoài trời
Đợt vừa rồi đi làm cầu truyền hình "Bài ca kết đoàn" tại Huế, Hoan có cơ hội được thử nghiệm đa dạng các chất liệu dưới thời tiết: nóng ẩm, mưa nhiều,...
Đọc thêm...
Thiết kế sân khấu
Tổng hợp các cách tạo độ sâu... Tổng hợp các cách tạo độ sâu sân khấu
Trong sân khấu truyền hình nói chung và quay phim trong studio nói riêng thì việc tách lớp giữa diễn viên với phông cảnh là điều đặc biệt được chú trọ...
Đọc thêm...
Thiết kế sân khấu
Tính toán kích thước thi côn... Tính toán kích thước thi công sân khấu phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Mình xin chia sẻ chút hiểu biết về cách tính toán kích thước khi thi công. Kiến thức này nếu các bạn làm kiến trúc hay xây dựng chắc sẽ nắm rõ hơn Hoa...
Đọc thêm...
Thiết kế sân khấu
Thật khó tin: Chỉ cần thay đ... Thật khó tin: Chỉ cần thay đổi font chữ, bạn đã góp phần bảo vệ môi trường!
Một cậu bé 14 tuổi người Mỹ bất ngờ trở nên nổi tiếng sau khi lên tiếng nhắc nhở chính phủ Mỹ tiết kiệm hàng triệu đô la mỗi năm bằng việc chuyển sang...
Đọc thêm...
Thiết kế sân khấu
Human Kind Scale – thước đo ... Human Kind Scale – thước đo nhân văn cho tác phẩm thiết kế
Là công cụ đánh giá nội bộ của công ty truyền thông toàn cầu hàng đầu - Leo Burnett, The HumanKind Scale không chỉ thuần túy là những con số chấm điểm...
Đọc thêm...
Thiết kế sân khấu
Đạo cụ sân khấu: điểm nhấn t... Đạo cụ sân khấu: điểm nhấn tinh tế trong thiết kế sân khấu.
Đạo cụ sân khấu trong thiết kế sân khấu nói chung và thiết kế truyền hình nói riêng là những chi tiết nhỏ trong sân khấu nên thường dễ bị bỏ qua hoặc ...
Đọc thêm...
Thiết kế sân khấu
Làm thế nào để phát huy LED ... Làm thế nào để phát huy LED trong thiết kế sân khấu truyền hình ?
Sau một thời gian ứng dụng màn LED trên nhiều sân khấu, nhiều biên tập viên – đạo diễn nhận ra sự bão hòa LED và quay trở lại với cả sân khấu có cảnh ...
Đọc thêm...
Kết bạn với tôi
FacebookInstagramPinterest
Chia sẻ về trang
@ Nguyễn Huy Hoan 2013
Đăng nhập
Đăng nhập
Hướng dẫn đăng nhập
Chào mừng bạn đến với Hoan trên trang hoandesign.vn. Trang tác nghiệp các bạn đang truy nhập dành để chia sẻ với anh chị em đồng nghiệp trong nghề. Các cá nhân sử dụng đều phải hiểu và tôn trọng bản quyền của tác giả. Nếu bạn muốn truy cập trang này vui lòng liên hệ với Huy Hoan.