Lịch sử Motion Graphics - sự phân nhánh từ cách làm phim hoạt hình
Kể từ lần đầu xuất hiện cho đến khi bùng nổ ở thời điểm hiện nay, Motion Graphics đã trải qua cuộc hành trình dài ngót nghét gần một thế kỷ. Tuy nhiên, chỉ đến khi có sự ra đời của máy tính cá nhân và gần đây là tiến bộ trong các phần mềm biên tập ảnh, Motion Graphics mới tìm được chỗ đứng của mình trong lòng giới mộ điệu. Giữa vô vàn mô thức chuyển tải thông điệp ngày nay, MẦM muốn dành sự ưu ái riêng dành cho loại hình diễn ngôn rất độc đáo này.
Hãy cùng MẦM đi ngược thời gian để hiểu về nguồn gốc của Motion Graphics bạn nhé!
Motion Graphics là gì?
Thiết kế đồ họa chuyển động (Motion Graphics Design) mà ở bài viết này xin tạm gọi là Motion Graphics, một cách đơn giản nhất là nghệ thuật di chuyển một cách sáng tạo các yếu tố đồ họa. Chúng có thể là hình khối, bản vẽ tay, tranh ảnh, chữ viết hay thậm chí chỉ là một vài đường nét. Motion Graphics cho phép chúng ta thỏa sức sáng tạo với bất kì chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Những mảng khối, những con chữ vô tri sẽ bước vào thế giới của Motion Graphics kể từ thời điểm chúng bắt đầu chuyển động.
Motion Graphics ngày nay xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, từ những logo chuyển động trong các chương trình truyền hình, các đoạn explainer video bạn thường xem trên youtube, các video quảng cáo hay thậm chí là tiêu đề mở đầu ấn tượng trong các bộ phim điện ảnh.
Trước đây, khi chưa có những phần mềm biên tập bằng máy tính, việc tạo ra những ấn phẩm Đồ họa chuyển động là một quá trình cực kì tốn kém thời gian và ngân sách. Dẫu vậy, Motion Graphics vẫn không ngừng phát triển bất chấp những hạn chế kỹ thuật chưa được khắc phục. Nhìn lại cả chuyến đi dài một thế kỷ, Đồ họa chuyển động đã là một phần không thể thiếu của lịch sử ngành thiết kế Đồ họa nói riêng và nhiều ngành khác nói chung.
Những ngày đầu của Motion Graphics
Adobe After Effects có lẽ là phần mềm đầu tiên bạn nghĩ tới khi nhắc đến Đồ họa chuyển động, nhưng lịch sử của nó lại lâu đời hơn phần mềm này rất nhiều lần.
Motion Graphics được sinh ra song hành với sự ra đời của điện ảnh vào những năm đầu thế kỷ 20 và thực sự cất cánh vào thập niên 40 nhờ sáng tạo của những họa sĩ dòng phim thể nghiệm lúc bấy giờ như Oskar Fischinger và Norman McLaren. Chỉ trong vòng 10 năm, Motion Graphics phát triển một cách đáng kinh ngạc. Chúng đổ bộ mạnh mẽ vào hàng loạt các tác phẩm điện ảnh và xác lập sự hiện diện ở lĩnh vực truyền hình. Logo và dòng tiêu đề mở màn chuyển động ở đầu chương trình phát sóng cho thấy các nhà thiết kế đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nhận diện thương hiệu và tìm cách thu hút sự chú ý lớn từ người xem.
Psycho 1960 Intro
Những chi tiết chính xác về nguồn gốc của Motion Graphics đến nay vẫn còn gây tranh cãi, nhưng nếu phải nhắc một vài cái tên, Maurice Binder, Pablo Ferro và đặc biệt là Saul Bass là những người được nhớ đến như cha đẻ trong lĩnh vực Đồ họa chuyển động. Sáng tạo của Saul Bass có thể coi là dấu ấn tiên phong định nghĩa Motion Graphics và chuyển động animation ngày nay. Những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng thập niên 50, 60 với dấu ấn của Saul Bass trong chuỗi tiêu đề chuyển động như The Man with The Golden Arm (1955), Vertigo (1958), Anatomy of a Murder (1959), North by Northwest (1959), Psycho (1960) là những gợi ý MẦM Studio dành cho bạn để hiểu về lịch sử của loại hình sáng tạo này.
Motion Graphics ngày nay
Từ thuật ngữ “Motion Graphics” được nhà sáng lập Motion Graphics, Inc John Whitney sử dụng lần đầu tiên vào năm 1960 đến những ấn phẩm Đồ họa chuyển động đã trở thành xu hướng thời thượng của truyền thông số trong những năm gần đây là cả một bước tiến vượt bậc.
Đồ họa chuyển động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ biên tập ngày nay đã trở thành
xu hướng truyền thông thời thượng
Motion Graphics ngày nay xuất hiện ở nhiều hình thức khác nhau và mỗi loại lại sở hữu những điểm mạnh riêng. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ biên tập video ngày nay giúp cho bất kì hình thức nào cũng có thể tỏa sáng và bứt phá mọi giới hạn.
Dấu ấn của Đồ họa chuyển động trong các phóng cách phim hoạt hình như: Motion Graphics, Whiteboard animation, 2D animation, 3D animation, Animated Infographics mà MẦM Studio đã đề cập trong những bài trước chắc chắn sẽ đem đến cho bạn nhiều sự lựa chọn thú vị để gửi đi thông điệp của mình.